Hàng loạt thông tin nhà, đất rao bán cắt lỗ sâu từ vài trăm triệu đến cả tỷ đồng
Không chỉ những ngày cận Tết, mà sang tháng giêng – thời điểm nhiều người còn du xuân thì các trang chuyên về bất động sản đã tràn ngập thông tin rao bán cắt lỗ từ nhà liền thổ, đất nền, đến liền kề, biệt thự...
Lãi suất cho vay tăng cao, nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính nhiều cũng như khó khăn trong kinh doanh khiến nhiều nhà đầu tư ồ ạt rao bán tài sản, nhà đất. Thậm chí, rất nhiều tài sản là nhà đất đang trong diện cầm cố sắp đến thời điểm ngân hàng “siết nợ”.
Khảo sát trên nhiều trang rao bán nhà đất, mạng xã hội hay những group môi giới địa ốc, hai tuần nay liên tục xuất hiện các thông tin rao bán gấp bất động sản với giá thấp kèm các cụm từ “kẹt tiền bán lỗ”, “bán cắt lỗ nhà đất”, “cắt lỗ cần bán gấp”, “nợ ngân hàng cần bán gấp”… Làn sóng này lan rộng ra các loại hình bất động sản như: đất nền, liền kề, biệt thự… thậm chí cả nhà thổ cư trong phố.
Loạt thông tin nhà đất được rao bán cắt lỗ sâu
Nếu như ở thời điểm trước Tết, một căn nhà 4 tầng, diện tích 53m2 tại phố Tây Mỗ (Nam Từ Liêm, Hà Nội) được chào bán với giá 4,85 tỷ đồng thì đến hiện tại, giá căn nhà này được chào xuống 4,5 tỷ đồng.
Tương tự, một căn nhà ở Cầu Cốc (Nam Từ Liêm, Hà Nội), diện tích gần 40m2, 5 tầng rao bán với giá 3,8 tỷ đồng từ tháng 9/2022. Đến nay, chủ thông báo cắt lỗ còn 3,5 tỷ đồng. Liên hệ với môi giới khu vực này, nhìn chung, phần lớn nhà đất đều được rao giảm giá từ 100-300 triệu đồng so với thời điểm trước Tết. Nhất là những căn nhà rao bán từ thời điểm đầu năm 2022, đến nay vẫn chưa thoát hàng, chủ nhà đều hạ giá.
Tại các quận trung tâm hơn như Thanh Xuân, Hoàng Mai, Mễ Trì (Hà Nội) làn sóng bán nhà đất cắt lỗ cũng bắt đầu xuất hiện. Khảo sát thực tế cho thấy, năm 2022, giá nhà đất tại đây dao động từ 100-135 triệu đồng/m2. Hiện tại, giá đã giảm trung bình 10 - 15%. Thậm chí, một số chủ nhà còn giảm trực tiếp tới vài trăm triệu đồng/hợp đồng.
Một số nhà đất thuộc dự án cao cấp ở vùng ven Hà Nội cũng xuất hiện mức cắt lỗ hàng tỷ đồng.
Mới đây, trên một trang thông tin chuyên về BĐS, một dự án xây nhà rộng gần 100 m2, cao 4 tầng 1 tum (Nam Từ Liêm, Hà Nội) vừa rao bán với mức cắt lỗ 2 tỷ đồng. Được biết, giá gốc của các căn biệt thự trước đó là gần 14,5 tỷ đồng. Nếu thanh toán trước 30% thì ngân hàng hỗ trợ vay 70% không lãi suất đến tháng 6/2023.
Cũng tại dự án này, căn liền kề hơn 50m2 chuẩn bị bàn giao, nhà đầu tư rao bán cắt lỗ hơn 1 tỷ đồng. Giá gốc căn liền kề hơn 6 tỷ đồng. Chị Minh Ngọc, một nhà đầu tư liền kề tại vùng ven Hà Nội chia sẻ, căn liền kề của chị được vay ưu đãi từ mức 10,5%/năm trong năm 2022. Vừa bước sang những ngày đầu năm 2023, nhân viên ngân hàng đã thông báo lãi suất hơn 14%/năm.
Theo tính toán của chị Ngọc, với 2 tỷ đồng vay ngân hàng, lãi suất cho năm 2023 sẽ ở mức trên 300 triệu đồng hoặc có thể cao hơn nữa. Trong tình hình khách mua nhà ngày càng ít, tồn kho sẽ tăng lên trong năm 2023 nên càng giữ lâu, chi phí càng nhiều. Do vậy, chị quyết định bán căn liền kề bằng đúng giá vốn mua của chủ đầu tư, giảm thêm cho khách mua các khoản thuế, phí…
Tính trên tổng số tiền đầu tư, chị Ngọc đang chịu lỗ gần 13% còn nếu tính cả lãi suất ngân hàng cho khoản tiền đã bỏ vào căn hộ, chị lỗ khoảng 25%. Chị Ngọc than thở: “Chưa bao giờ đầu tư liền kề mà lỗ như thế, nhưng thời điểm này, cắt được lỗ xem như là may mắn”.
Tuy nhiên, theo khảo sát thì đất nền là phân khúc bị rao bán cắt lỗ nhiều nhất.
Do áp lực từ lãi đòn bẩy tài chính, nhiều người chấp nhận bán lỗ để trả ngân hàng
Anh Nguyễn Minh (nhà đầu tư cá nhân ở Hà Nội) tâm sự: “Đầu năm 2021, tôi đầu tư lướt sóng một số lô trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và Thanh Hóa. Hầu như miếng nào cũng mua đi bán lại trong vòng 2-3 tháng là đã có lời. Đến giữa năm 2022 thấy thị trường có những thông tin bất lợi nhưng tôi cũng không dừng đầu tư vì cho rằng đất nơi này liền kề khu công nghiệp, khu du lịch nên vẫn có nhiều tiềm năng. Thế nhưng, những tin xấu liên tục xuất hiện đã khiến thị trường rơi vào trạng thái trầm lắng”.
Anh Minh kể: "Mặc dù lời thật nhưng cứ lần sau tôi lại đầu tư lô có giá trị lớn hơn. Để có vốn xoay vòng, tôi đã sử dụng đòn bẩy tài chính, vay thêm ngân hàng hơn 1 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi trong nửa năm". Hiện nay, mức lãi suất của anh đã nâng lên 14%. Hằng tháng, anh phải dùng phần lớn thu nhập của mình để trả lãi. “Hạ giá kỳ vọng, rao bán ở mức giá gốc đầu tư vào và ký gửi nhiều môi giới với mong muốn sớm đẩy được hàng của mình đi. Giờ tôi chỉ mong muốn có thể thu tiền về để trả khoản vay của ngân hàng, phần còn lại gửi tiết kiệm”, anh Minh chia sẻ.
Ông Trần Minh Hoàng, Phó Tổng thư ký Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) nhận định, năm 2023 sẽ tiếp tục khó khăn, do lãi suất chưa giảm. Tuy nhiên, bất động sản có giá trị ở thực và cho thuê, đặc biệt là những sản phẩm đã hình thành, sẽ không giảm giá. Bởi lẽ, nguồn cung đang rất khan hiếm trong khi nhu cầu vẫn ở mức cao.
Tương tự, theo anh Tuấn Anh (Giám đốc công ty chuyên phân phối nhà đất tại Hà Nội), so với loại hình khác đang giao dịch trên thị trường, nhà đất vẫn ghi nhận thanh khoản vì nhu cầu ở thực lớn. Nhất là khi giá nhà có phần hạ, tâm lý của nhiều gia đình đều muốn “tranh thủ” mua nhà được rẻ. Phía ngân hàng mở room tín dụng mới nên người mua nhà dễ dàng vay tiền.
Tuy nhiên, theo anh Tuấn Anh, giá nhà đất trong ngõ rất khó giảm sâu hơn. “Vì nguồn cung nhà đất trong khu vực nội thành rất hiếm. Nhu cầu luôn cao”.
Do đó, với các nhà đầu tư, nếu đang có lượng tiền mặt tốt, không phải vay mượn hoặc vay không nhiều, thì đây là cơ hội để so sánh và chọn lựa sản phẩm tốt”, ông Trần Minh Hoàng nói.
Phiên đầu tuần, hàng loạt cổ phiếu “ông lớn” ngành bất động sản đồng loạt giảm sàn và không có bên mua ngay phiên đầu tuần. Riêng cổ phiếu NVL của Novaland giảm giảm...
Nguồn: [Link nguồn]