Hà Nội: Hơn 700 dự án “đắp chiếu” từ 10-20 năm

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Hà Nội hiện có 712 dự án chậm tiến độ hoặc nằm im 10-20 năm, vừa qua thành phố đã hủy hơn 100 dự án.

Đó là thông tin được Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng phát biểu tại phiên thảo luận ở tổ về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

"Cả nước hiện không biết bao nhiêu dự án bất động sản nằm chết đứng. Hà Nội cũng rất nhiều, với 712 dự án chậm triển khai lâu năm, vừa rồi ra đề án đã xử lý hủy được hơn 100 dự án, thu lại để đấu thầu, đấu giá được vài nghìn ha", Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng dẫn số liệu tại phiên họp tổ của Quốc hội thảo luận về kinh tế xã hội sáng 24/10.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng tại phiên họp tổ của Quốc hội thảo luận về kinh tế xã hội sáng 24/10

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng tại phiên họp tổ của Quốc hội thảo luận về kinh tế xã hội sáng 24/10

Bí thư Thành uỷ Hà Nội cho rằng, vừa qua chúng ta có nhiều quyết sách, chủ trương nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản nhưng hiệu quả thực chất vẫn còn hạn chế do gặp phải những vướng mắc liên quan đến Luật Đất đai, Luật Đầu tư.

Từ thực tiễn ở Hà Nội, ông Đinh Tiến Dũng cho biết, trước đây nhiều doanh nghiệp được giao đất thực hiện dự án mà không qua đấu thầu. Doanh nghiệp nhận đất nhưng không thực hiện dự án gây lãng phí.

“Nếu chiểu theo quy định pháp luật hiện nay thì việc giao đất cho doanh nghiệp như vậy là sai. Trước đây, không đấu thầu, không đấu giá, chỉ giao như vậy là doanh nghiệp bỏ vốn ra làm, cái thì giải phóng mặt bằng xong, cái đầu tư hạ tầng nửa vời”, Bí thư Thành uỷ Hà Nội nêu thực tế các dự án ‘đắp chiếu’ ở thành phố.

Hà Nội có 712 dự án chậm triển khai lâu năm, hiện đã xử lý hủy được hơn 100 dự án, thu lại để đấu thầu

Hà Nội có 712 dự án chậm triển khai lâu năm, hiện đã xử lý hủy được hơn 100 dự án, thu lại để đấu thầu

Người đứng đầu Thành uỷ Hà Nội cho biết, để làm tiếp các dự án như trên ‘cũng thấy lo’ vì không biết tháo gỡ những vướng mắc về mặt cơ chế bằng cách nào.

Để các dự án này ‘chạy’ được, theo ông Đinh Tiến Dũng, phải chăng Quốc hội cho giám sát tổng thể, sau đó cho chủ trương tính đúng, tính đủ theo giá đất hiện nay, dự án nào không có khả năng triển khai tiếp thì thu hồi.

Theo ông Đinh Tiến Dũng, nếu giải quyết được các dự án chậm triển khai sẽ kích thích được thị trường bất động sản, thị trường vật liệu xây dựng, tạo công ăn việc làm. Ngoài ra, nó còn góp phần thúc đẩy ổn định kinh tế vĩ mô, tín dụng ngân hàng và trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.

Cùng vấn đề trên, đại biểu Phạm Thị Thanh Mai (đoàn Hà Nội) cho hay, theo báo cáo của Chính phủ hiện nợ đọng thuế phí về đất đang gia tăng, nhất là nợ đọng trong các dự án bất động sản.

“Nguồn lực phát triển kinh tế của đất nước không chỉ được tính ở các dự án đã triển khai, vận hành, mà nguồn lực đó còn nằm ở các dự án chậm triển khai. Nguồn lực bị tồn đọng ở đây rất lớn và đang bị lãng phí, cần có giải pháp để khơi thông”, bà Mai nhấn mạnh.

Góp ý thêm về thực trạng này, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Định Lê Kim Toàn cho rằng, thị trường bất động sản đã "hình thành giá mới, neo rất cao". Và ở Việt Nam, mỗi khi như vậy, nếu có các biện pháp can thiệp hạ giá xuống "là có vấn đề ngay".

Ông cho rằng mức giá cao khiến người dân khó tiếp cận nhà ở, các phân khúc không có sức cạnh tranh, cũng không thu hút được người mua. Ông Toàn kiến nghị giải pháp cân bằng giữa các phân khúc của thị trường, làm sao để giá nhà phù hợp với sức mua đại đa số người dân. Khi đó thị trường bất động sản sẽ đi vào ổn định.

Lãi suất huy động ”dễ thở”: Giao dịch nhà đất đang “ấm” trở lại?

Lãi suất cho vay mua nhà tại nhiều ngân hàng rục rịch hạ nhiệt là lý do khiến giới đầu tư kỳ vọng dòng tiền sẽ đổ mạnh vào lĩnh vực địa ốc. Liệu trong thời gian tới,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tuấn Kiệt ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN