Hà Nội: Dứt điểm di dời các hộ dân ra khỏi chung cư cũ nguy hiểm

Văn phòng UBND TP Hà Nội vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của tập thể lãnh đạo UBND TP: “phải thực hiện dứt điểm di dời các hộ dân ra khỏi chung cư cũ nguy hiểm”.

Theo UBND TP.Hà Nội, công tác cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ trên địa bàn đã được Thành ủy, HĐND, UBND TP tích cực chỉ đạo trong nhiều năm qua.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được tốc độ phát triển và cần có cơ chế đặc thù để tháo gỡ vướng mắc, nên số lượng nhà chung cư cũ được xây dựng lại còn quá ít; dự án đã quyết định đầu tư chậm triển khai, tư vấn lập quy hoạch còn quá chậm, không đạt yêu cầu đã đặt ra.

Cụ thể, thành phố giao Sở Xây dựng tiếp tục chủ trì, khẩn trương thực hiện chỉ đạo của Thành ủy, phối hợp khẩn trương với Bộ Xây dựng về đề xuất Đề án cải tạo xây dựng lại nhà chung cư cũ.

Đồng thời, kiến nghị biện pháp giải quyết những khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, những nội dung cần tháo gỡ để đề nghị Bộ Xây dựng sớm có hướng dẫn thực hiện.

Giao Sở KH-ĐT, Sở Tài chính chuẩn bị kế hoạch vốn để lập quy hoạch các khu chung cư cũ bằng nguồn ngân sách.

Khu chung cư cũ - tập thể Thành Công (Ảnh: TTO).

Khu chung cư cũ - tập thể Thành Công (Ảnh: TTO).

Về công tác nghiên cứu lập ý tưởng quy hoạch các khu chung cư cũ trên địa bàn TP, giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc chủ trì cùng Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội rà soát, tổng hợp các hồ sơ nghiên cứu ý tưởng quy hoạch một số khu chung cư cũ do một số doanh nghiệp đề xuất đã hoàn thành để tham khảo...

Trước đó, ngày 4/9, Bộ Xây dựng tổ chức hội nghị góp ý "Đề án cải tạo, xây dựng mới nhà chung cư cũ trên địa bàn TP Hà Nội". Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết hiện địa bàn Hà Nội có 1.579 nhà chung cư cũ, xây dựng chủ yếu trong giai đoạn 1960 - 1990, phần lớn đã xuống cấp, không đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dân.

Theo UBND TP, trong giai đoạn từ 2016 – 2019, Hà Nội đã phê duyệt thêm nhiều đồ án quy hoạch. Cụ thể, phê duyệt thêm 2 quy hoạch phân khu đô thị, 2 quy hoạch chung, 1 quy chế quản lý kiến trúc, 59 quy hoạch chi tiết, 29 quy hoạch điều chỉnh tổng thể, 80 hồ sơ chỉ giới đường đỏ các tuyến đường, 2 quy hoạch đặc thù tại ga Hà Nội và bảo tồn phát triển làng nghề truyền thống kết hợp du lịch, lập quy hoạch 20 khu nhà chung cư cũ, 5 khu nhà ở xã hội tập trung.

Cùng với đó đã xây dựng 28 quy chế quản lý kiến trúc đô thị, 6 quy hoạch chuyên ngành về giao thông vận tải, 2 quy hoạch về bến bãi đỗ xe; hoàn thành 14/15 quy hoạch chung quận huyện, trong đó quy hoạch huyện Gia Lâm tạm dừng để nghiên cứu cùng quy hoạch chung xây dựng Thủ đô khu vực Bắc sông Hồng; 14/14 quy hoạch chung thị trấn và thị trấn sinh thái; 5/5 quy hoạch chung đô thị vệ tinh...

Nguồn: [Link nguồn]

Phải làm gì khi chung cư bị chậm cấp sổ hồng?

Khi chung cư bị chậm cấp sổ hồng hoặc không có sổ hồng thì không được bán, tặng cho. Vậy, phải làm gì khi chung cư bị...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bá Di ([Tên nguồn])
Thị trường bất động sản Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN