Giao dịch, đầu tư vào BĐS nghỉ dưỡng lao dốc, giá rẻ hơn thế giới 8-10 lần?

Sự kiện: Kinh Doanh

“Giá mua bất động sản nghỉ dưỡng ở Việt Nam hiện nay tuy có cao hơn so với giá bất động sản nhà ở nhưng so với thế giới vẫn rẻ hơn 8-10 lần…”

Giá bất động sản nghỉ dưỡng cao hơn bất động sản nhà ở

Theo ông Nguyễn Văn Đính – Phó Chủ tịch Hội môi giới Bất động sản Việt Nam, người Việt Nam thường có thói quen sở hữu bất động sản để sử dụng và dành cho con cháu sau này. Chính vì thế, giá bất động sản luôn tăng.

“Bất động sản ở Việt Nam từ nhiều năm nay chưa bao giờ ngừng tăng giá trị. Hàng năm giá nhà, đất đều tăng từ 5-10%, tuỳ thuộc tính sinh lợi thường xuyên của bất động sản”, ông Đính cho hay.

Bất động sản nghỉ dưỡng có những bước trồi sụt biến động mạnh 

Bất động sản nghỉ dưỡng có những bước trồi sụt biến động mạnh 

Ông Đính cho rằng, giá mua bất động sản nghỉ dưỡng ở Việt Nam hiện nay tuy cao hơn so với giá bất động sản nhà ở nhưng so với thế giới vẫn rẻ hơn 8-10 lần. Khi Việt Nam đạt mục tiêu trở thành cường quốc du lịch, chắc chắn giá bất động sản nghỉ dưỡng sẽ ngang bằng giá quốc tế.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư nhỏ lẻ ở Việt Nam thường có thói quen đầu tư cũ, đi theo đám đông, nghe lời đồn đoán và thường bị các hình ảnh quảng cáo cũng như chỉ nghe một phía từ chủ đầu tư để quyết định xuống tiền đầu tư.

Họ thường không thẩm định, thẩm tra đánh giá toàn diện các dữ liệu thông tin về dự án cũng như khả năng kinh doanh sinh lời, năng lực chủ đầu tư và đơn vị quản lý vận hành sau đầu tư…

Thời gian vừa qua, nhiều dự án chậm triển khai, khai thác kinh doanh sau khi đầu tư không hiệu quả, thậm chí thua lỗ, dẫn đến chủ đầu tư không có khả năng chi trả lợi nhuận cam kết.

“Mặc dù nhu cầu đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng hiện vẫn cao nhưng xuất hiện tâm lý e ngại của nhà đầu tư. Do kết quả đầu tư mang lại thực tiễn từ một số dự án không tốt. Đặc biệt là hiệu quả kinh doanh của ngành du lịch thời gian qua sụt giảm mạnh do dịch bệnh dẫn đến thị trường, giao dịch, đầu tư vào bất động sản nghỉ dưỡng từ đầu năm 2020 đến nay rất tệ hại”, ông Đính cho biết.

Tiềm năng tăng giá

Nhận định về dư địa của bất động sản du lịch, ông Nguyễn Mạnh Hà - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho hay, với chủ trương đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phấn đấu đến năm 2025 thu hút ít nhất 35 triệu lượt khách quốc tế và 120 triệu khách trong nước, tổng doanh thu từ khách du lịch đạt khoảng 80 tỷ USD, mức tăng trưởng bình quân 13 - 14%/năm… chắc chắn nhu cầu về bất động sản du lịch sẽ còn nhiều dư địa để phát triển.

Ông Hà cho rằng, sự xác lập lại trật tự của những khu vực nghỉ dưỡng là điều hoàn toàn có thể xảy ra sau khoảng thời gian ảnh hưởng của dịch bệnh. Các thị trường mới bắt đầu dậy sóng sẽ trở thành điểm dừng chân của các nhà đầu tư.

Đồng quan điểm, TS. Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia, cho rằng, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng ở Việt Nam còn nhiều dư địa để phát triển. Theo ông Nghĩa, Việt Nam đang có thế mạnh lớn nhất trong khai thác du lịch. Đặc biệt, thời gian gần đây, Việt Nam nổi lên trở thành điểm đến không chỉ hấp dẫn, mà còn an toàn nhất thế giới.

Theo các chuyên gia, trong bức tranh sáng của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng, các khu kinh tế trọng điểm như Vân Đồn (Quảng Ninh), Phú Quốc (Kiên Giang)… đang được kỳ vọng trở thành đầu tàu bứt phá chắc chắn sẽ có nhiều tiềm năng phát triển và tăng giá.

Nguồn: [Link nguồn]

Bất động sản suy thoái, loạt nhà đầu tư Hong Kong “bỏ của chạy lấy người”

Hàng loạt nhà đầu tư tại Hong Kong (Trung Quốc) đã "bỏ cọc chạy lấy người" với tổng số tiền lên đến 1,5 triệu...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Thư ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN