Giá thuê văn phòng tại Hà Nội thấp hơn TP. Hồ Chí Minh 40%, vì sao?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Số liệu của Colliers International cho thấy, giá thuê văn phòng tại Hà Nội thấp hơn giá thuê tại TP. Hồ Chí Minh đến 40%, vì sao?

Lý giải giá thuê văn phòng tại Hà Nội thấp hơn Tp Hồ Chí Minh 40%? (hình ảnh minh hoạ).

Lý giải giá thuê văn phòng tại Hà Nội thấp hơn Tp Hồ Chí Minh 40%? (hình ảnh minh hoạ).

Văn phòng cũ, ít tiện nghi

Số liệu thống kê của Colliers International Việt Nam, một doanh nghiệp về quản lý bất động sản cho thấy, trong năm 2020, giá thuê văn phòng tại TP.HCM đắt hơn 40% so với Hà Nội.

Cụ thể, tại TP.HCM, giá thuê trung bình của văn phòng hạng A trong năm 2020 dao động trong khoảng 11 triệu đồng/m2/tháng. Văn phòng hạng B khoảng 7,1 triệu-7,35 triệu đồng/m2/tháng.

Trong khi đó, tại Hà Nội, giá thuê văn phòng hạng A trong năm 2020 khoảng khoảng 7,13-7,36 triệu đồng/m2/tháng; văn phòng hạng B là 5,3 triệu đồng/m2/tháng.

Chuyên gia của Colliers International cho biết, sở dĩ mức giá thuê văn phòng tại TP.HCM đắt hơn nhiều so với Hà Nội, là do các tòa nhà văn phòng tại Thủ đô tương đối cũ và ít tiện nghi hơn.

"Dù vậy, trong thời gian tới, với sự ra mắt hàng loạt của các tòa nhà văn phòng mới, hiện đại, các chủ đầu tư kỳ vọng rằng giá thuê ở Hà Nội sẽ dần bắt kịp với TPHCM. Đồng thời, nhu cầu thuê văn phòng tại Hà Nội sẽ tiếp tục tăng", đại diện Colliers International cho biết.

Đơn vị này cũng dự báo, năm 2021, giá thuê văn phòng tại Hà Nội và TP.HCM tăng nhẹ, khoảng 25-50 nghìn đồng/m2/tháng.

Nhu cầu tiếp tục dịch chuyển nhằm tiết kiệm chi phí

Cũng theo báo cáo của đơn vị này, do những tác động từ đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp ở tại Hà Nội và cả TP.HCM có xu hướng giảm diện tích thuê, hoặc di chuyển trụ sở sang các tòa nhà văn phòng khác có giá rẻ hơn nhằm tiết giảm chi phí, tái cấu trúc lại doanh nghiệp sau Covid-19.

Đại diện Colliers International đánh giá, có 3 xu hướng chuyển dịch. Đó là chuyển từ tòa nhà văn phòng hạng A sang hạng B. Xu hướng thứ 2, chuyển từ tòa nhà văn phòng hạng B có giá thuê cao sang tòa có giá thuê thấp hơn. Cuối cùng là chuyển từ tòa văn phòng hạng B ở trung tâm sang tòa ở khu vực ngoài trung tâm, có giá thấp hơn nữa.

"Đó là lý do tại sao tỉ lệ lấp đầy của tòa văn phòng hạng A giảm mạnh trong khi tòa văn phòng hạng B có xu hướng tăng", đại diện của Colliers International cho biết.

Có cùng nhận định trên, bà Võ Thị Khánh Trang, Trưởng bộ phận nghiên cứu, Savills Việt Nam chia sẻ: "Mặc dù đang có làn sóng chuyển dịch trụ sở sang các phân khúc văn phòng thấp hơn, song nhu cầu mới vẫn có. Một số khách thuê vẫn có nhu cầu mở rộng, điều này khiến cho phân khúc hạng A và B duy trì ổn định. Mặc dù có sự giảm về công suất nhưng là không đáng kể".

Bà Trang chia sẻ thêm: Covid-19 đã và đang tác động tới toàn bộ nền kinh tế, trong đó các ngành bất động sản, tài chính, truyền thông và công nghệ thông tin là nặng nhất.

Dù vậy, thị trường vẫn ghi nhận được một lượng lớn nhu cầu về diện tích cho thuê từ một số ngành trong năm 2020 cao hơn so với 2019. Đối với các ngành Dịch vụ & Khách sạn hay Du lịch, việc giảm diện tích là điều khó tránh khỏi.

"Tuy nhiên, đó cũng là một cơ hội để các khách thuê họ mong muốn tìm những diện tích hạng A, hạng B thì bây giờ là một thời điểm rất tốt để họ đạt được mong muốn đó với mức giá tốt hơn trước trong năm 2020", bà Trang nói.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng tiếp tục “rút lui” thêm một lĩnh vực nữa

Tâm lý hoảng hốt bán tháo đã bị đẩy lùi, thay vào đó lực mua đã trở lại đẩy giá nhiều mã cổ phiếu lên cao.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nam Việt ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN