Định giá đất theo thị trường: “Đề nghị xác định đúng bản chất và minh bạch”

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Ngày 1/11, Chính phủ trình Quốc hội dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Bên hành lang Quốc hội, các đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ quy định rõ phương pháp, trường hợp áp dụng cụ thể để đảm bảo công khai, minh bạch trong định giá đất theo thị trường.

Điểm mới ở lần sửa đổi này là bỏ khung giá đất, chuyển sang xác định giá phù hợp với mức phổ biến trên thị trường. Điều này nhằm thể chế hóa mục tiêu Nghị quyết 18 Trung ương đưa ra.

Thực tế, thị trường đất đai tại Việt Nam hiện vẫn tồn tại cơ chế hai giá. Tức một giá theo khung giá đất Nhà nước ban hành, là cơ sở để tính tiền đóng thuế hay tính giá đất đền bù giải tỏa dự án. Hai là giá cả trên thị trường, thường xuyên biến động và cao hơn nhiều lần so với khung giá đất. Việc chênh lệch này dẫn tới nhiều hệ lụy, khiếu nại, tố cáo có liên quan đến đất đai.

Liên quan vấn đề này, chia sẻ bên hành lang Quốc hội, Đại biểu Trần Văn Khải, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam đề nghị, về giá đất quy định tại mục 2 Chương X trong dự thảo Luật đã bỏ khung giá đất theo chủ trương của Nghị quyết số 18-NQ/TW. Có thể nói, giá đất là nội dung phức tạp và khó nhất. 

Đại biểu Trần Văn Khải, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam

Đại biểu Trần Văn Khải, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam

Qua nghiên cứu dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) lần này, đại biểu Trần Văn Khải, cho biết, từ Điều 132 đến Điều 136 chưa làm rõ được trách nhiệm của các cơ quan có nhiệm vụ xác định giá đất như yêu cầu của Nghị quyết số 18-NQ/TW, trong đó yêu cầu làm rõ trách nhiệm của các cơ quan xác định giá đất vì giá đất rất quan trọng nhưng dự thảo luật chưa giải quyết được vấn đề này, tức là chưa đáp ứng được yêu cầu của Nghị quyết Trung ương.

Ông Trịnh Xuân An (Đại biểu Đồng Nai) cũng cho rằng yếu tố có thể đưa ra làm cơ sở để xác định giá thị trường là kết quả đấu giá, giá đất bình quân hay thị trường tương đương...

Dẫn quan điểm các chuyên gia cho rằng giá đất bằng 70-80% giá trị thị trường là hợp lý, nhưng theo ông, tỷ lệ không quan trọng bằng việc xác định đúng bản chất và tiêu chí đưa ra phải minh bạch, công bằng trên cơ sở bảng dữ liệu cơ sở đất đai đầy đủ. Chẳng hạn, các yếu tố cấu thành gồm chi phí vay, đầu tư hạ tầng, yếu tố cơ hội, vị trí đất... hay tương đương giá vùng xung quanh.

"Nhà nước phải điều tiết trên cơ sở minh bạch, công khai để giá thị trường này sau khi được xác định đảm bảo tính hợp lý", ông nói.

Điều 165 dự thảo luật nêu, cơ quan quản lý đất đai được thuê tổ chức có chức năng tư vấn để xác định giá đất. Ủy ban Kinh tế khi thẩm tra cũng đồng tình quy định này, vì cho rằng sẽ đảm bảo tính độc lập, khách quan, trung thực trong xác định giá đất.

Tuy nhiên, ông Trịnh Xuân An nói nên có hội đồng thẩm định với sự tham gia của đại diện các chủ thể (Nhà nước, doanh nghiệp...), thay vì chỉ dựa vào một tổ chức thẩm định, tư vấn.

Góp ý thêm, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế nhìn nhận, dự luật đưa ra định hướng xác định giá đất theo thị trường khi bỏ khung giá nhưng lại chưa nêu được phương pháp xác định. Theo ông, nhiều yếu tố cấu thành giá đất theo thị trường, và một trong số đó là giá giao dịch bình quân gần nhất.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng cũng nói cần có thêm thành viên độc lập tham gia định giá trên cơ sở thúc đẩy thị trường quyền sử dụng đất, như công ty thẩm định, bất động sản... "Khi chúng ta thị trường hóa được quyền sử dụng đất, với nhiều thành phần tham gia sẽ đảm bảo được khách quan, sát thị trường hơn", ông Hùng nhận xét.

ĐBQH đề nghị quy định rõ phương pháp, trường hợp áp dụng giá đất đảm bảo công khai, minh bạch 

ĐBQH đề nghị quy định rõ phương pháp, trường hợp áp dụng giá đất đảm bảo công khai, minh bạch 

Thẩm tra dự Luật Đất đai sửa đổi, ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ định nghĩa cụ thể hơn "giá trị thị trường quyền sử dụng đất trong điều kiện bình thường" và quy định rõ phương pháp định giá đất, trường hợp áp dụng cụ thể để đảm bảo công khai, minh bạch trong định giá đất.

"Có thể áp dụng nhiều phương pháp xác định, thẩm định giá đất khác nhau nhưng phải chọn phương án có kết quả cao nhất để không làm thất thoát ngân sách", Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế lưu ý.

Các ĐBQH kỳ vọng, tại Kỳ họp này, việc xem xét, cho ý kiến về Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ góp phần tháo gỡ nhiều vướng mắc, đảm bảo hoàn thiện luật theo tiêu chí ngày càng sát hơn với thực tiễn.

Dự luật Đất đai (sửa đổi) sẽ được Quốc hội thảo luận, cho ý kiến qua 3 kỳ họp. Theo chương trình kỳ họp 4, Quốc hội sẽ thảo luận tại tổ dự luật này vào sáng 3/11 trước khi thảo luận ở nghị trường ngày 14/11.

“Giá nhà tăng liên tục” trong 5 năm, người Việt phải lao động 120 năm mới mua được nhà?

Theo các chuyên gia BĐS, “giá nhà tăng liên tục” trong 5 năm gần đây. Trong cơn sốt đất hiện nay, người Việt phải lao động 120 năm mới mua được nhà...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tuấn Kiệt ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN