Đầu tư lô đất 5,5 tỷ đồng, bất ngờ “thảm cảnh” sau một năm

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

“Người mua ở nơi khác đến, không làm cà phê, không lên thăm rẫy. Lâu lâu, họ gọi cho ba tôi nhờ rao bán mà không có ai mua. Bây giờ đám rẫy cỏ mọc cao bằng cà phê, mẹ tôi trồng bí bầu rau trong vườn của họ, coi như giữ đất giùm...”

Mới đây, trên một diễn đàn chuyên về nhà đất, tài khoản có tên Thu Thủy chia sẻ về câu chuyện đầu tư BĐS với những trăn trở khi nhà đầu tư mua lại mảnh đất trồng cà phê của gia đình cô vào đúng thời điểm sốt đất với giá 5,5 tỷ đồng, sau đó thị trường chững và không có giao dịch. Giờ đây, sau một năm, nhà đầu tư nọ muốn bán với giá 4 tỷ mà không được...

Chi 5,5 tỷ đồng mua lô đất trồng cà phê, sau một năm nhà đầu tư muốn bán với giá 4 tỷ mà không được

Chi 5,5 tỷ đồng mua lô đất trồng cà phê, sau một năm nhà đầu tư muốn bán với giá 4 tỷ mà không được

Cụ thể, Thu Thủy chia sẻ: "Tôi ở Di Linh, Lâm Đồng, năm ngoái giá đất sốt cao ba tôi chớp cơ hội bán một mẫu cà phê giá 5,5 tỷ. Sau đó cho tiền anh em tôi mỗi đứa một ít mua nhà tại Sài Gòn, vì hầu hết anh chị em học và ở lại làm tại đây. Bố mẹ tôi vẫn sống ở Di Linh.

Khách mua mẫu đất của ba tôi là người nơi khác đến, không làm cà phê, không lên thăm ngó rẫy. Lâu lâu họ gọi cho ba tôi nhờ bán lại 4 tỷ đồng mà không có ai mua. Giờ đám rẫy cỏ mọc cao bằng cà phê, mẹ tôi trồng bí bầu rau trong vườn nhà họ, coi như giữ đất giùm họ. Nghĩ lại thấy nhà mình hên mà cũng tội cho chủ mua mẫu đất ấy".

Câu chuyện thu hút hàng trăm bình luận và tương tác, phần lớn ý kiến bày tỏ chia sẻ cùng nhà đầu tư, một số khác thì chúc mừng ông bố chủ nhà, vì có quyết định bán “đúng thời điểm”.

Tài khoản Chính Nguyễn bình luận: "Nhiều người đầu tư nhưng không tìm hiểu kỹ về địa bàn, thổ nhưỡng gì bởi . Nếu mua một mẫu đất trồng cà phê ở Di Linh với 5,5 tỷ thì người mua đã ăn trái đắng bởi ở Di Linh không thuận đường, thời tiết cũng không được mát mẻ cho lắm.

Nếu đất nằm ở Nam Ban, Lâm Hà, hướng gần Đà Lạt với giá đó thì còn chấp nhận được, chứ ở Di Linh mà bán được với giá này thì người bán gặp mối hời là quá đúng rồi”.

Thậm chí, theo một số độc giả, có một thực tế rằng nhiều người chi tiền tỷ mua đất nhưng không hề canh tác hay xây dựng nhà ở, mà tiếp tục để hoang hóa trong thời gian dài. Vô tình, người chủ bán đất vừa thu được tiền vừa tiếp tục được canh tác trên mảnh đất như lúc chưa bán.

Tài khoản Minh Minh thông tin: "Thời điểm sốt đất nhà tôi cũng bán được với giá 1,5 tỷ đồng một sào. Môi giới sang tay cho người khác với giá trên 2 tỷ đồng/sào. Họ mua từ năm 2021 nhưng đã vài năm rồi họ vẫn chưa xây cất gì, chỉ lâu lâu xuống thăm chừng mà thôi. Đất để hoang cũng phí, nên gia đình tôi vẫn tận dụng canh tác trồng trọt bình thường".

Nhiều diện tích đất trồng cà phê đã được chia lô, sang tên đổi chủ

Nhiều diện tích đất trồng cà phê đã được chia lô, sang tên đổi chủ

Tài khoản Huy Hoàn cũng bình luận: "Liên tục trong gần bốn năm từ 2019 tới giữa năm 2022 nhờ sốt đất nên nhiều bà con nông dân có cơ hội đổi đời.

Lớp lớp các nhà đầu tư đua nhau mua đất sào để phân lô bán nền. Nhiều mảnh đất từ 1.000 m2 trở lên trước đây ở chỗ "khỉ ho cò gáy", giá trị thực chỉ vài chục triệu đồng, nay bỗng chốc có giá từ nửa tỷ đồng cho tới hàng tỷ đồng mà vẫn “cháy hàng”.

Giờ đây, khi “cơn bão giá” đi qua, thị trường lại trở về với cái giá trị thực như vốn dĩ. Nhiều khu "đất vàng" trước đây giờ cỏ mọc um tùm là nơi trú ngụ của động vật hoang dã, một vài chỗ có cắm biểm rao bán giá hạ tới 50% mà không có ai mua.

Kinh doanh thì chấp nhận lời ăn lỗ chịu vậy. Lô đất 2-3 tỷ/mẫu các thánh chuyền tay nhau lên thành 5-7 tỷ/mẫu. Nhà đầu tư vào cuối là người “ôm bom”... chỉ tiếc là hàng nghìn mét đất giờ vẫn bỏ hoang”...

Có thể thấy, tuy thị trường đã hạ nhiệt, nhưng thanh khoản tại các khu vực trên thì trầm lắng. Theo anh Hải – một môi giới tự do tại Di Linh (Lâm Đồng), từ quý 4 năm 2022 đến nay - đầu quý II/2023 hầu như không có giao dịch. Hiện, đà giảm giá chưa có dấu hiệu dừng lại, một vài nhà đầu tư xuất hiện nhưng người mua vẫn ngầm mặc cả bằng cách đứng ngoài chờ bắt đáy, cho rằng khó bán cắt lỗ do ảnh hưởng từ các đợt thổi giá trước đây.

Tuy vậy, theo anh Tâm – một nhà đầu tư tại Hà Nội cho hay, dù bên bán đã hạ giá, nhưng người mua xuống tiền đầu tư lúc này vẫn khá rủi ro, bởi so với giá trị thực dù giảm 40 – 50% vẫn là hớ.

"Thời điểm trước dịch, miếng đất được giao dịch 700 triệu đồng, hiện tại môi giới rao cắt lỗ nhưng có giá tới 2 tỷ đồng. Do vậy, giá bất động sản dù giảm những hiện tại vẫn chưa giảm đáng kể mà mới ở sườn cao của dốc. Mức giá kỳ vọng giữa bán và mua hiện chênh nhau lớn nên người có tiền vẫn đứng ngoài thị trường chờ đợi” – anh Hùng phân tích.

Cũng theo anh Tâm, thì giá đất giao dịch trên thị trường thường không theo đúng quy luật do quá trình thổi giá trước đây. “Thậm chí có những nơi bị thổi gấp 10 lần hoặc hơn nữa thì nay giảm 30% so với năm ngoái cũng vẫn là giá trên trời” – nhà đầu tư tên Tâm nói thêm.

Ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam, cho rằng nhà đầu tư phải rất bình tĩnh, không nên nóng vội. Muốn đầu tư tại bất cứ thị trường nào, phân khúc nào, nhà đầu tư cũng cần tìm hiểu kỹ dự án, đầy đủ pháp lý, chủ đầu tư uy tín, sản phẩm có tiềm năng lợi thế nhất định ra sao… Ông cũng nhấn mạnh nhà đầu tư nên căn cứ vào khả năng tài chính của bản thân để đưa ra quyết định đầu tư phù hợp.

Kịp thời “quay xe” sau bão Covid-19, tiệm cơm văn phòng bán cả trăm suất mỗi ngày

Nhờ thay đổi tư duy trong kinh doanh, các cửa hàng, chuỗi kinh doanh F&B có doanh thu tăng đột biến, đặc biệt từ sau đại dịch Covid-19.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Hương ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN