Chủ nhà bị ép giảm giá thuê mặt bằng sau dịch Covid-19
Sau đại dịch Covid-19, khách thuê mặt bằng bán lẻ có thể đàm phán sòng phẳng hơn với chủ nhà về việc giảm giá thuê hoặc trả chậm
Báo cáo mới công bố của Jones Lang LaSalle (JLL) cho rằng Covid-19 đang khiến chủ mặt bằng mất dần thế thượng phong khi khách thuê thông qua thỏa thuận giảm giá, đàm phán hình thức chi trả đa dạng hơn trước, thậm chí yêu cầu trả chậm. Bởi trước đây, theo thông lệ, chủ nhà hay bên cho thuê luôn ở "kèo trên", là người đưa ra giá và ở thế chủ động.
Báo cáo chỉ ra rằng trước đây, "đại dịch" không phải là điều khoản ràng buộc trong hầu hết hợp đồng thương mại. Trừ khi các hợp đồng mô tả rõ ràng cụm từ "dịch bệnh" hoặc "đại dịch" là một sự kiện bất khả kháng, nếu không chủ nhà sẽ không có nghĩa vụ phải nhượng bộ nào về giá thuê.
Mặt bằng cho thuê liên tục bị trả lại trong và sau dịch Covid-19. Ảnh TL
Tuy nhiên, khi đại dịch Covid-19 xảy ra, tác động lớn đến nền kinh tế, chủ nhà và khách thuê đã chủ động thỏa thuận các phương thức hỗ trợ nhau như giảm giá thuê hoặc trả chậm. Hậu Covid-19, các hợp đồng thuê mặt bằng có thêm nhiều điều khoản ràng buộc cho những trường hợp tương tự có thể xảy ra trong tương lai.
Ông Richard Fennell, Giám đốc bộ phận Quản lý tài sản của JLL, cho rằng những bài học rút ra từ đại dịch sẽ làm thay đổi động lực của bất động sản thương mại. Chính sách giãn cách xã hội được Chính phủ các nước áp dụng đã tác động trực tiếp đến dòng tiền của nhà bán lẻ đồng thời khiến chủ nhà (bên cho thuê) cũng phải đối mặt với sự sụt giảm nguồn thu nhập đáng kể.
Kết quả khảo sát của JLL tại nhiều trung tâm mua sắm trên toàn cầu chỉ thu được 20-40% trên tổng tiền thuê kể từ khi lệnh đóng cửa có hiệu lực. Điều này dẫn đến kịch bản xấu là một số trung tâm mua sắm đang mất khả năng thanh toán nợ và có khả năng vi phạm các giao ước cho vay.
Tại các nước phát triển, việc thương thảo đang hướng đến những giải pháp quy định mức giá thuê dựa trên tổng doanh thu của nhà bán lẻ, đây cũng là hình thức phổ biến tại Australia và Anh. Premier Retail, một trong những nhà bán lẻ lớn nhất ở Australia, thông báo 1.200 cửa hàng trong hệ thống của họ sẽ không tiếp tục trả tiền thuê cố định mà thay bằng tỉ lệ phần trăm của tổng doanh thu.
Chưa kể, sự tăng trưởng mạnh mẽ của thương mại điện tử đã làm giảm giá trị tài sản của người cho thuê. Cùng với đó, mô hình của các nhà bán lẻ truyền thống cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức nên buộc bên thuê và cho thuê phải ngồi lại đàm phán để tiếp tục đưa ra phương án linh hoạt trong, phù hợp thời gian tới.
JLL nhận định thay vì bảo thủ với mô hình cho thuê lỗi thời khi chủ mặt bằng luôn ở thế thượng phong thì hậu Covid-19 đã thay đổi, đưa đàm phán trở lại mức cân bằng hơn, thúc đẩy đôi bên cùng bình đẳng, linh hoạt và sáng tạo trong việc đối phó với các thách thức.
Sắp tới, các điều khoản trong hợp đồng thuê sẽ thay đổi về giá thuê, thời hạn thuê và những yêu cầu nghiêm ngặt trong việc bảo vệ sức khỏe của khách hàng ra vào tòa nhà. Các bên cũng sẽ xem xét kỹ lưỡng hơn đối với việc soạn thảo văn bản pháp luật để giải quyết cụ thể việc giảm giá thuê hoặc trả chậm trong trường hợp xảy ra những khủng hoảng tương tự.
Tại Việt Nam, mặc dù dịch Covid-19 đã được kiểm soát, các hoạt động kinh kinh tế đã dần trở lại bình thường nhưng nhiều nhà kinh doanh vẫn đua nhau trả mặt bằng vì buôn bán không còn thuận lợi như trước.
Các chuyên gia dự báo phân khúc bán lẻ không thể hồi phục ngay lập tức và phải phụ thuộc vào nhiều ngành kinh tế khác, đặc biệt là du lịch. Tình trạng khó khăn được cho là sẽ kéo dài đến hết năm 2020 khi áp lực tài chính vào giai đoạn này sẽ gay gắt hơn do các khoản quyết toán với ngân hàng. Điều này khiến việc cho thuê mặt bằng khó khăn hơn, làn sóng rao bán nhà phố sẽ còn tiếp diễn trong thời gian tới.
Mặc dù treo biển giảm giá đến 30% cho khách hàng đến sang nhượng, thuê mặt bằng nhưng nhiều người kinh doanh vẫn không...
Nguồn: [Link nguồn]