Cận cảnh nhà thờ tổ họ Bùi 35.000m2 với sự góp sức của loạt doanh nhân nổi tiếng

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Nhà thờ tổ họ Bùi Việt Nam nằm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Công trình với tổng diện tích 35.000m2, với sự góp sức của hơn 10.000 người con cháu họ Bùi, trong đó có không ít nhân vật nổi tiếng như Bùi Thành Nhơn, Bùi Quang Ngọc, cộng đồng họ Bùi FPT,...

Mới đây, trên một kênh YouTube chuyên về nhà đã chia sẻ đoạn video tham quan nhà thờ tổ họ Bùi Việt Nam, thu hút sự chú ý và chia sẻ của cộng đồng mạng.

Công trình được xây dựng tại Vĩnh Phúc, với tổng diện tích 35.000m2

Công trình được xây dựng tại Vĩnh Phúc, với tổng diện tích 35.000m2

Công trình với tổng diện tích 35.000m2, có quy mô lớn nhất tại Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại. Khuôn viên chính của nhà thờ có diện tích 5.000m2, khu vực vườn phía sau rộng 5.000m2 và còn 25.000m2 đất chưa khai thác.

Nhà thờ nằm trên đường Phạm Văn Đồng (Phúc Yên, Vĩnh Phúc) với chiều dài mặt tiền lên tới 100m, được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống. Phía sau lưng nhà thờ là núi thằn lằn, phía trước là sông, chuẩn phong thuỷ "lưng tựa núi, mặt nhìn sông".

Các bức tường bên ngoài cổng đã được trang trí cầu kỳ bằng tranh sứ màu

Các bức tường bên ngoài cổng đã được trang trí cầu kỳ bằng tranh sứ màu

Ngay các bức tường bên ngoài cổng đã được trang trí cầu kỳ bằng tranh sứ màu. Phía bên phải cổng vào là hàng loạt bức tranh mô tả các địa danh nổi tiếng của Việt Nam như Hồ Gươm, cầu Thê Húc, phố cổ Hà Nội, Hội An, chợ Bến Thành. Bên trái là tập tranh dân gian với chủ đề như vinh quy bái tổ, cá chép hoá rồng,…

Khuôn viên sân chính của nhà thờ có thể chứa được 800-1.000 người

Khuôn viên sân chính của nhà thờ có thể chứa được 800-1.000 người

Hòn non bộ lớn được đặt ngay sau cổng vào, được làm bằng đá Ninh Bình

Hòn non bộ lớn được đặt ngay sau cổng vào, được làm bằng đá Ninh Bình

Hai bên là 2 nhà bia, trong đó 1 bia dành riêng để ghi danh những thành viên công đức với số tiền tương đối lớn.

Khuôn viên nhà thờ chính rộng 900m2. Phần hội trường ở tầng 1 rộng 600m2, có sức chứa 500 người. Riêng không gian tầng 1 đã trưng bày rất nhiều tranh kính. Tại đây cũng đặt một mô hình sa địa thu nhỏ, chất liệu sứ dát vàng, được thực hiện trong 9 tháng.

Phần hội trường ở tầng 1 rộng 600m2, có sức chứa 500 người

Phần hội trường ở tầng 1 rộng 600m2, có sức chứa 500 người

Không gian chính của nhà thờ tổ nằm ở tầng 2. Tầng 2 được chia làm 7 gian thờ tự. Khu vực này có tổng cộng 42 chiếc cột gỗ, trong đó 1 cột làm bằng gỗ trắc, 41 cột còn lại hoàn toàn bằng gỗ lim, cao gần 10m. Ngoài ra, không gian chính còn được trang trí bằng 34 bức phù điêu về các danh nhân, danh tướng.

Không gian thờ tự nằm ở tầng 2, với tổng cộng 42 chiếc cột gỗ

Không gian thờ tự nằm ở tầng 2, với tổng cộng 42 chiếc cột gỗ

Ngoài ra, quan khách cũng phải trầm trồ với đôi lục bình cao 3m, cùng chiếc chuông và chiếc trống sấm cỡ lớn bậc nhất Việt Nam nằm tại tầng 2 của nhà thờ chính. Hai tòa nhà ở hai bên nhà thờ chính được gọi là nhà tả vụ và hữu vụ. Tả vụ được dùng làm nơi tôn vinh các gương mặt danh nhân tiêu biểu họ Bùi từ thời phong kiến đến nay. Còn hữu vụ được dùng để đón tiếp quan khách không phải họ Bùi. 

Phía sau nhà thờ có một bức bình phong ghi lại những lời răn dạy con cháu sống đúng bổn phận

Phía sau nhà thờ có một bức bình phong ghi lại những lời răn dạy con cháu sống đúng bổn phận

Phía sau nhà thờ chính gọi là vườn danh nhân, với mục đích để con cháu đời sau luôn ghi nhớ công ơn to lớn của các danh tướng, danh nhân họ Bùi. Ở trung tâm vườn là khu vực ghi tên các vị đã đỗ tiến sĩ từ thời phong kiến. Dù chưa thực sự hoàn thiện nhưng cũng đủ làm quan khách trầm trồ với số lượng cây cối được trồng ở đây. 

Ngoài việc tôn vinh, thờ phụng tổ tiên thì nhà thờ cũng có một bức bình phong ghi lại những lời răn dạy con cháu sống đúng bổn phận.

Có tổng cộng hơn 10.000 người là con cháu họ Bùi đã ủng hộ tiền để xây dựng công trình

Có tổng cộng hơn 10.000 người là con cháu họ Bùi đã ủng hộ tiền để xây dựng công trình

Về chi phí xây dựng công trình, có tổng cộng hơn 10.000 người là con cháu họ Bùi đã ủng hộ tiền. Đặc biệt đóng góp lớn nhất phải kể đến ông Bùi Quang Ngọc, cộng đồng họ Bùi FPT, ông Bùi Thành Nhơn,...

Công trình được khánh thành năm 2021, dù còn nhiều hạng mục chưa hoàn thiện

Công trình được khánh thành năm 2021, dù còn nhiều hạng mục chưa hoàn thiện

Dù được thành lập từ năm 2004, nhưng phải đến khi ông Bùi Quang Ngọc - Phó Chủ tịch Tập đoàn FPT trở thành lãnh đạo cộng đồng họ Bùi khóa thứ 3 thì công trình nhà thờ tổ họ Bùi ở Việt Nam mới được xây dựng.

Công trình cũng do một kiến trúc sư họ Bùi thiết kế và thi công. Thời gian thiết kế mất khoảng 4 tháng, xây dựng trong 2 năm 3 tháng.

Cũng theo chia sẻ của ông Bùi Quang Ngọc, nhà thờ tổ của cả động đồng họ Bùi Việt Nam mới hoàn thiện. Trong tương lai, dự kiến các hoạt động viếng thăm nhà thờ tổ họ Bùi sẽ được thực hiện thường xuyên và chuyên nghiệp hơn. 

Phiên giao dịch chứng khoán ngày đầu tuần: Những lưu ý nhà đầu tư không thể bỏ qua?

Theo nhận định của các công ty chứng khoán về phiên giao dịch ngày 9/5/2022, nhà đầu tư cần chậm lại, nên hạn chế mua mới. Đặc biệt, nhà đầu tư lướt sóng thời điểm này...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quỳnh Chi ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN