Cận cảnh biệt thự hơn 100 tuổi tại Thành phố Huế dự tính sẽ mời “thần đèn” di dời

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Thừa Thiên Huế dự tính sẽ mời “thần đèn” Nguyễn Văn Cư di dời ngôi biệt thự cổ 26 Lê Lợi ra phía đối diện vị trí cũ, gần bờ sông Hương.

Mới đây, lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, tỉnh dự kiến sẽ mời “thần đèn” Nguyễn Văn Cư ở TP.HCM ra để di dời ngôi biệt thự cổ có kiến trúc Pháp tại số 26 Lê Lợi, TP Huế.

Ngôi biệt thự cổ tại số 26 Lê Lợi, TP Huế sẽ được dời đến khu vực phía đối diện, gần bờ sông Hương.

Ngôi biệt thự cổ tại số 26 Lê Lợi, TP Huế sẽ được dời đến khu vực phía đối diện, gần bờ sông Hương.

Chia sẻ với báo chí, ông Hoàng Hải Minh (Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ) cho biết, tỉnh dự định sẽ mời " thần đèn " Nguyễn Văn Cư di dời ngôi biệt thự có kiến trúc Pháp ở Huế, có địa chỉ tại số 26 Lê Lợi (TP Huế). Nơi đây từng là trụ sở Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế.

"Dự kiến ngôi biệt thự này sẽ được di dời đến nơi khác cũng nằm cạnh dòng sông Hương. Quan điểm của tỉnh là phải cố gắng giữ được công trình cổ này", ông nói và cho hay, lãnh đạo tỉnh mong muốn giữ lại nguyên vẹn ngôi biệt thự này.

UBND tỉnh dự định sẽ mời " thần đèn " Nguyễn Văn Cư di dời ngôi biệt thự trên

UBND tỉnh dự định sẽ mời " thần đèn " Nguyễn Văn Cư di dời ngôi biệt thự trên

Theo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, thời gian qua, có rất nhiều phương án được đặt ra để xử lý ngôi biệt thự số 26 Lê Lợi. Ngôi biệt thự này không có tên trong danh sách 27 biệt thự Pháp trên địa bàn TP Huế đã được tỉnh công bố năm 2018... nhưng lãnh đạo tỉnh vẫn quyết định giữ lại ngôi biệt thự này với mong muốn lưu giữ hình ảnh cho đô thị Huế trong quá trình phát triển.

Trước đó, liên quan đến các phương án quản lý, khai thác các cơ sở nhà đất trên địa bàn TP Huế, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có kết luận liên quan đến trụ sở cũ của Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế số 26 Lê Lợi, TP Huế.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế giao UBND TP Huế chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng nghiên cứu phương án di dời cơ sở nhà đất trụ sở cũ của Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế (26 Lê Lợi) qua khu vực số 1 Phạm Hồng Thái, TP Huế (hiện là Bảo tàng Nghệ thuật Thêu XQ nằm sát bờ Nam sông Hương, đoạn giữa cầu Trường Tiền và cầu Phú Xuân).

Ngôi biệt thự được xây dựng đầu thế kỷ 20, đến nay đã hơn 100 tuổi

Ngôi biệt thự được xây dựng đầu thế kỷ 20, đến nay đã hơn 100 tuổi

Trụ sở cũ của Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế số 26 Lê Lợi, TP Huế vốn là ngôi biệt thự Pháp được xây dựng đầu thế kỷ 20. Công trình này từng sửa chữa vào năm 2000, nhưng vẫn giữ được dáng vẻ ban đầu với điểm nổi bật là hàng hoa bách hợp được trang trí ở phần nóc - một nét độc đáo trong kiến trúc các biệt thự cổ Pháp.

Nơi đây từng là trụ sở Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế

Nơi đây từng là trụ sở Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế

Về phía "Thần đèn" Nguyễn Văn Cư, ông cho biết, ông cũng đã được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế mời khảo sát để di dời ngôi nhà Pháp ở số 26 Lê Lợi. Ông bày tỏ, dù để có thể di dời một ngôi nhà kiến trúc Pháp có tuổi đời hàng trăm tuổi rất phức tạp, song với biệt thự Pháp này ông chắc chắn sẽ làm được.

"Thần đèn" Nguyễn Văn Cư cho biết, nếu được tỉnh tin tưởng giao phó sẽ cố gắng để thực hiện cho bằng được

"Thần đèn" Nguyễn Văn Cư cho biết, nếu được tỉnh tin tưởng giao phó sẽ cố gắng để thực hiện cho bằng được

"Với kiến trúc Pháp, việc di dời gặp rất nhiều phức tạp về mặt kỹ thuật, vì nền móng của các tòa nhà đa phần được xây bằng gạch chứ không phải bê tông khối như công trình khác. Do vậy, để di dời một ngôi nhà Pháp có tuổi đời hơn 100 tuổi như thế này là rất khó. Thêm vào đó, việc di dời ngôi nhà không chỉ đưa băng ngang đường Lê Lợi mà còn phải xoay một góc 900.

Tuy nhiên, nếu được tỉnh tin tưởng giao phó, tôi sẽ cố gắng để thực hiện cho bằng được", "thần đèn" trả lời báo chí.

Ngôi biệt thự trở thành bộ phận không thể thiếu đối với giá trị kiến trúc cảnh quan dọc đường Lê Lợi, TP Huế

Ngôi biệt thự trở thành bộ phận không thể thiếu đối với giá trị kiến trúc cảnh quan dọc đường Lê Lợi, TP Huế

Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc (Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế) đánh giá, công trình này mang đặc trưng của kiến trúc thời Pháp thuộc song có sự giao thoa với kiến trúc bản địa. Đây là một bộ phận không thể thiếu đối với giá trị kiến trúc cảnh quan dọc đường Lê Lợi đẹp nhất TP Huế.

Nguồn: [Link nguồn]

”Con cưng” của đại gia Trương Gia Bình tăng kịch trần, vì sao?

Theo dự báo của công ty chứng khoán, thị trường có thể sẽ tiếp tục hồi phục với biên độ không lớn trong phiên giao dịch ngày 17/3.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Hương ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN