Bất động sản gặp khó, doanh nghiệp địa ốc đua nhau phá sản

Sự kiện: Kinh Doanh

Năm 2019, ngành kinh doanh bất động sản dẫn đầu trong nhóm những ngành kinh doanh có tỷ lệ gia tăng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, giải thể nhiều nhất với 686 doanh nghiệp, tăng 39,4%.

Doanh nghiệp địa ốc ngừng hoạt động, giải thể tăng mạnh

Báo cáo vừa công bố của Cục Đăng ký quản lý kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, kết thúc năm 2019, có 89.282 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường (tăng 20,2% so với năm 2018). Trong đó, có 14 ngành kinh doanh chính có sự gia tăng về số lượng doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, trong đó kinh doanh bất động sản đứng vị trí đầu bảng.

Năm 2019, số lượng doanh nghiệp bất động sản giải thể tăng mạnh. Ảnh minh họa.

Năm 2019, số lượng doanh nghiệp bất động sản giải thể tăng mạnh. Ảnh minh họa.

Cụ thể, số lượng doanh nghiệp bất động sản đăng ký tạm ngừng hoạt động năm 2019 là 598 doanh nghiệp, tăng tới 36,8%. Tiếp đến là các ngành tài chính, ngân hàng và bảo hiểm...

Bất động sản cũng là ngành có tỷ lệ gia tăng doanh nghiệp giải thể nhiều nhất với 686 doanh nghiệp, tăng 39,4% so với cùng kỳ năm 2018.

Theo báo cáo, trong năm 2019, có 2.029 doanh nghiệp thành lập mới thuộc khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản với tổng số vốn đăng ký là 25.585 tỷ đồng; có 36.562 doanh nghiệp thuộc khu vực công nghiệp và xây dựng với tổng số vốn đăng ký là 531.145 tỷ đồng, tăng 5,3% về số doanh nghiệp, tăng 30,2% về số vốn; có 99.548 doanh nghiệp thuộc khu vực dịch vụ với tổng số vốn đăng ký là 1.173.443 tỷ đồng, tăng 5,1% về số doanh nghiệp, tăng 12,9% về số vốn. Tuy nhiên, không xuất hiện doanh nghiệp thành lập mới trong nhóm bất động sản.

Nhiều chuyên gia bất động sản cho rằng, tỷ lệ doanh nghiệp bất động sản ngừng hoạt động và giải thể gia tăng đã được dự đoán từ trước bởi khó khăn từ thị trường như việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng khi lãi suất gia tăng và các chương trình ưu đãi hạn chế. Bên cạnh đó là sự sụt giảm các dự án mới ra thị trường thời gian qua.

Theo đó, nguồn vốn vào bất động sản sẽ ngày càng eo hẹp sau khi Ngân hàng Nhà nước mới đây ban hành thông tư 22, trong đó giảm tỉ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn từ 40% xuống còn 30%, lộ trình từ 2020 đến 2022. Động thái này đã ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường bất động sản, khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các nguồn vốn khác thay thế một phần nguồn vốn tín dụng.

"Trong lĩnh vực bất động sản nói chung, doanh nghiệp bất động sản đã chịu rủi ro rất lớn gồm rủi ro về thị trường và tài chính, hệ số vay nợ rất lớn so với vốn chủ sở hữu nên khi gặp thị trường biến động không theo kế hoạch thì khả năng sẽ dẫn đến mất cân đối tài chính và phá sản. Những năm vừa rồi cũng có trường hợp nhiều doanh nghiệp nhỏ, vay nợ nhiều khi gặp biến động thị trường mạnh dẫn đến phá sản nhiều. Tỷ lệ phá sản nhiều hơn các lĩnh vực còn lại", vị chuyên gia tiết lộ.

Bất động sản sẽ gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn?

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Trần Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, cho biết có một thực tế là hiện nay, đa số doanh nghiệp bất động sản Việt Nam quy mô khá nhỏ, nguồn vốn phát triển chủ yếu từ vay ngân hàng và huy động từ khách hàng. Trong khi đó, Chính phủ lại có nhiều biện pháp hạn chế dòng vốn vay cho thị trường bất động sản, tốc độ tăng trưởng tín dụng giảm mạnh, khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn nhất định. "Trong năm 2020 tới đây doanh nghiệp bất động sản sẽ gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn", ông Nam lo ngại.

Năm 2020, bất động sản sẽ gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn. Bên cạnh đó, thị trường bất động sản gặp khó một phần do những chồng chéo, chậm trễ về thủ tục hành chính và những sức ép lớn từ chủ trương kiểm soát chặt chẽ hơn việc cấp phép dự án mới.

Năm 2020, bất động sản sẽ gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn. Bên cạnh đó, thị trường bất động sản gặp khó một phần do những chồng chéo, chậm trễ về thủ tục hành chính và những sức ép lớn từ chủ trương kiểm soát chặt chẽ hơn việc cấp phép dự án mới.

Theo ông Nam, hiện hoạt động tín dụng của ngân hàng đối với lĩnh vực kinh doanh bất động sản đang bị thắt chặt. Cụ thể, lãi suất tiếp tục cao (lãi suất huy động lên 8,7%, cộng thêm biên độ 3% thì lãi suất cho vay lên đến 11 - 12%); nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn tiếp tục giảm từ 45% xuống 40%, hệ số rủi ro đối với các khoản cho vay bất động sản tăng từ 150% lên 200%… khiến cho ngân hàng phải cẩn trọng hơn trong việc cho vay kinh doanh bất động sản.

Cùng với đó là hệ thống các văn bản pháp lý liên quan đến thị trường bất động sản còn chưa đồng bộ. Hành lang pháp lý điều chỉnh thị trường bất động sản, từ công tác đầu tư xây dựng, giao dịch đến quản lý sử dụng bất động sản chậm được hoàn thiện... Ngoài ra, thị trường bất động sản gặp khó một phần do những chồng chéo, chậm trễ về thủ tục hành chính và những sức ép lớn từ chủ trương kiểm soát chặt chẽ hơn việc cấp phép dự án mới.

Trong khi đó, đứng trên góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch Landora Group cho rằng, trong năm 2020 theo Thông tư mới nhất của Ngân hàng Nhà nước tình hình với doanh nghiệp bất động sản sẽ vẫn ổn định. “Nhưng vấn đề nằm ở các chính sách, thủ tục cấp phép. Cần phải làm sao để đơn giản nhất, đặc biệt là trong cách tính thuế và có cơ chế làm sao để doanh nghiệp làm việc với cơ quan chức năng được thuận lợi hơn. Đây là điều chúng tôi mong muốn nhất chứ không phải vấn đề vốn”, ông Hà nói.

Theo ông Hà, có nhiều phương pháp để huy động vốn: “Chúng tôi biết cách làm sao để tự tồn tại được. Chúng tôi không phụ thuộc vào chính sách Nhà nước mà phải tự cứu mình. Chúng tôi mong muốn các chính sách dài hạn và ổn định”, vị này nhấn mạnh.

Nguồn: [Link nguồn]

Những vụ phá sản làm “chao đảo” thị trường bán lẻ toàn cầu năm 2019

2019 đã đi qua và mang theo “cơn lốc” phá sản của ngành bán lẻ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đình Phong ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN