Bảo Lâm thu hút dòng vốn đầu tư hạ tầng

Với đồ án quy hoạch tầm cỡ được mở rộng, đề xuất xây dựng tại địa bàn, Bảo Lâm đón sóng đầu tư hạ tầng trong thời gian tới.

Điểm sáng hạ tầng có ý nghĩa to lớn đối với sự khởi sắc của thị trường huyện Bảo Lâm nói riêng và toàn tỉnh Lâm Đồng nói chung. Bởi lẽ, đây là thị trường nhiều tiềm năng phát triển, thừa hưởng khả năng kết nối giao thông, nay lại được đầu tư hạ tầng chỉn chu, nâng tầm diện mạo đô thị.

Bảo Lâm - tiềm lực hạ tầng vững mạnh

Bảo Lâm sở hữu vị thế đắc địa tại khu vực trung tâm phát triển công nghiệp tỉnh Lâm Đồng, có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội. Nằm trên cao nguyên Di Linh với độ cao trung bình là 900m và có diện tích hơn 1.400km2, Bảo Lâm là nơi có nhiều tuyến đường giao thông giúp cho việc kết nối với các vùng khác thuận lợi, bao gồm: quốc lộ 28, đường tỉnh 725, quốc lộ 20, đường Hùng Vương,… Trong đó, quốc lộ 20 và quốc lộ 28 của Bảo Lâm đang được nâng cấp thành các tuyến giao thông chính giúp cho việc giao thương giữa nhiều địa phương được thuận lợi, tạo điều kiện phát triển các khu đô thị trong thành phố.

Cùng với nhịp tiến của thị trường, Bảo Lâm ngày càng được ban lãnh đạo tỉnh đặc biệt quan tâm, đầu tư nguồn vốn, tập trung xây dựng các dự án, công trình hạ tầng để khai thác triệt để tiềm năng phát triển. Trong đó, tổng ngân sách từ nhà nước năm 2022 đầu tư cho 208 công trình trên địa bàn huyện Bảo Lâm là 396 tỷ đồng gồm 164 công trình chuyển tiếp và 44 công trình khởi công mới.

Bảo Lâm - vùng đất giàu tiềm lực về hạ tầng của tỉnh Lâm Đồng - nguồn: Internet

Bảo Lâm - vùng đất giàu tiềm lực về hạ tầng của tỉnh Lâm Đồng - nguồn: Internet

Trải qua 10 năm xây dựng nông thôn mới, hệ thống giao thông tại huyện Bảo Lâm đang từng bước được hoàn thiện, hơn 400km đường giao thông nông thôn đã được nhựa hóa, bê tông hóa và cứng hóa. Tại địa phương, có 17 công trình thủy lợi được đầu tư, nâng cấp và 81km đường điện trung thế, hạ thế được đầu tư, xây dựng mới, đưa số hộ dân dùng điện đạt 99,58%.

Trong thời gian tới, UBND tỉnh Lâm Đồng sẽ tiếp tục quan tâm đầu tư xây dựng nhà máy cấp nước tại hồ Lộc Thắng - huyện Bảo Lâm. Bên cạnh đó, ban lãnh đạo địa phương không chỉ thực hiện xây dựng mới và nâng cấp các công trình giao thông, hệ thống thủy lợi, nước sạch - vệ sinh - môi trường, cầu, cống mà còn đặc biệt chú trọng đến các công trình giáo dục, văn hóa, y tế,… Hiện tại, huyện đã xây mới, cải tạo 99 công trình trường học các cấp để phục vụ công tác đào tạo tri thức.

“Con át chủ bài hạ tầng” - cao tốc Dầu Giây - Liên Khương

Song song với các tuyến giao thông nội đô hoàn chỉnh, dự án cao tốc Dầu Giây - Liên Khương đi ngang qua huyện Bảo Lâm đang được đẩy nhanh tiến độ khởi công sẽ tạo cầu nối gắn kết hai đầu kinh tế phía Nam và khu vực Tây Nguyên. Đây là một trong những tuyến cao tốc huyết mạch góp phần tạo nên động lực phát triển kinh tế - xã hội tại địa bàn tỉnh Lâm Đồng nói riêng và cả nước nói chung.

Cao tốc Dầu Giây - Liên Khương thúc đẩy kinh tế, giao thông, thu hút giới đầu tư hội tụ - nguồn: Internet

Cao tốc Dầu Giây - Liên Khương thúc đẩy kinh tế, giao thông, thu hút giới đầu tư hội tụ - nguồn: Internet

Thiết kế theo quy mô đường cao tốc loại A (theo TCVN 5729 - 97), dự án này có tổng chiều dài hơn 200km, được triển khai theo hình thức đối tác công tư (PPP) và đầu tư theo hình thức BOT. Cao tốc Dầu Giây - Liên Khương bao gồm 3 dự án thành phần là Dầu Giây - Tân Phú, Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương. Tuyến cao tốc này sẽ giúp rút ngắn thời gian đường bộ đi từ Bảo Lộc – TP Hồ Chí Minh từ 4 giờ chỉ còn khoảng 2 giờ, hứa hẹn sẽ định hình “một tương lai khác” của Lâm Đồng.

Cùng với xu hướng bất động sản xanh đang nở rộ, nhu cầu “wellness second home” ngày càng gia tăng, thị trường bất động sản Bảo Lâm tích cực thu hút sự quan tâm, đầu tư từ các tập đoàn bất động sản hàng đầu cả nước như: Novaland, T&T, Ecopark, Hưng Thịnh,… Theo đó, các dự án phát triển đô thị, nhà ở, bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng, sinh thái lần lượt được đề xuất đầu tư và triển khai.

Như vậy, dòng vốn đầu tư khổng lồ sẽ được chảy vào Bảo Lâm cho những sản phẩm đặc sắc này, góp phần xây dựng hệ thống hạ tầng chuẩn chỉnh, khoác lên diện mạo mới hiện đại hơn cho địa phương. Nổi bật trong số đa dạng các sản phẩm đó là Palm Garden - khởi nguồn của hạnh phúc. Với mối quan hệ cộng sinh giữa hạ tầng và bất động sản, Palm Garden hứa hẹn sẽ là một nơi đầu tư hấp dẫn, sở hữu nhiều tiềm năng giá trị. Bởi lẽ, không chỉ “hưởng lợi” từ cao tốc Dầu Giây - Liên Khương, từ sự cải tiến của hạ tầng tại địa bàn huyện Bảo Lâm mà Palm Garden còn được đầu tư về hạ tầng đồng bộ với hệ thống giao thông, chiếu sáng, điện sinh hoạt, camera an ninh toàn khu,… Tất cả những điều đó sẽ mang đến mỹ cảm tuyệt diệu khi tận hưởng các tiện nghi giữa lòng cao nguyên bạt ngàn, núi rừng hùng vĩ.

Palm Garden được đánh giá cao với cơ sở hạ tầng hiện đại và đón đầu tuyến đường đắt giá

Palm Garden được đánh giá cao với cơ sở hạ tầng hiện đại và đón đầu tuyến đường đắt giá

Với sự chú trọng đầu tư, phát triển các dự án trọng điểm quy mô lớn và triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại địa bàn, huyện Bảo Lâm - tỉnh Lâm Đồng đã và đang “chắp cánh” cho hạ tầng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội đột phá trong tương lai.

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN