“Ăn theo” quy hoạch” (4): Đất khắp Hà Nội vống giá, cò "lộng hành"
Hơn năm qua, nhờ có những dự án quy hoạch của Nhà nước, giá đất tại nhiều địa phương có quy hoạch và các địa phương có chủ trương từ huyện lên quận đều bị vống lên. "Cò mồi" cũng được dịp "kiếm kế sinh nhai".
Có dự án là đất tăng
Theo ghi nhận của PV Báo Gia đình & Xã hội, từ khi Hà Nội công bố các dự án đô thị vệ tinh như quy hoạch đô thị vệ tinh Xuân Mai, Sơn Tây, Hòa Lạc, Phú Xuyên; quy hoạch thị trấn sinh thái Quốc Oai… và một số huyện có chủ trương lên quận như Gia Lâm, Đông Anh, Đan Phượng, Thanh Trì… thì giá đất ở những khu vực này có sự biến đổi.
Những lô đất mới "xuất hiện" ở vùng ven khu vực quy hoạch đô thị vệ tinh Hòa Lạc.
Tại một số xã thuộc huyện Thạch Thất, giá đất đều tăng từ 50 – 100%. Đặc biệt là những địa phương nằm trong vùng trung tâm quy hoạch đô thị vệ tinh Hòa Lạc như xã Hạ Bằng, Yên Bình, Bình Yên, Phú Cát, Tiến Xuân… và những nơi có trục chính đường giao thông, khu công nghệ cao Hòa Lạc, giá đất tăng từ 12 – 14 triệu đồng/m2 (cuối 2019 – đầu 2020) lên đến 35 – 45 triệu đồng/m2 (năm 2021).
Tại xã Phú Mãn, xã Đông Xuân thuộc huyện Quốc Oai, đất phân lô tăng từng ngày, giá hiện tại từ 7,5 - 12,5 triệu đồng/m2, tùy vị trí.
Tại khu vực xã Tiên Dương, xã Hải Bối, xã Vĩnh Ngọc (huyện Đông Anh), giá đất cũng tăng "chóng mặt". Đặc biệt là những khu vực ven quy hoạch thành phố thông minh Đông Anh, Vinhome Cổ Loa và những vị trí "sát sườn" quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng.
Khi đất "vống" giá từ 35 – 49 triệu đồng/m2, tùy vị trí thì bất kỳ ai ở Đông Anh cũng trở thành "nhà tư vấn" về bất động sản. Thậm chí, cả những người ở địa phương khác đi ngang qua Đông Anh cũng thông thuộc giá đất ở các vị trí.
Theo người dân, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh là nơi được quy hoạch đặt trụ sở UBND quận trong tương lai nên giá đất tại đây là "sốt" nhất. Theo đó, các "sàn" tư vấn bất động sản cũng mọc lên như nấm mọc sau mưa.
Tại huyện Quốc Oai – nơi có quy hoạch làm thị trấn sinh thái Quốc Oai và những xã có một phần lãnh thổ nằm trong vùng quy hoạch đô thị vệ tinh Hòa Lạc (xã Đông Xuân, xã Phú Mãn, xã Hòa Thạch), giá đất cũng tăng lên từng ngày. Cụ thể, từ 7,5 – 11,5 triệu đồng/m2 đối với đất nền đã phân lô và 3,5 - 5 triệu đồng/m2 đối với đất có diện tích trên 1.000m2. Riêng đất thổ cư, giá dao động từ 12 – 15 triệu đồng/m2, tùy vị trí.
Giá đất tăng theo các dự án được coi là thời điểm vàng để các nhà đầu tư nhỏ lẻ, nhà đầu tư cá nhân hưởng lợi, song đây cũng là cơ hội phát triển của giới "cò mồi" bất động sản.
Cơ hội để "cò đánh võng" giá
Khẳng định với PV Báo Gia đình & Xã hội, TS Nguyễn Hữu Cường – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Hà Nội cho biết, giá đất được chính nhà nước điều chỉnh, tăng giá. Mặc dù lộ trình đã có từ trước nhiều năm nhưng việc tái lập lại thông tin tăng giá đất cũng làm cho tâm lý nhà đầu tư, người có mong muốn mua đất đầu tư xây dựng cũng phải tranh thủ trước khi bị áp dụng giá đất mới. Đây là bài toán chung cho tất cả các nơi, không chỉ Hà Nội mà cả TP HCM.
Giá đất tại trục đường chính xuyên qua thôn Cổ Dương, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh từ 22 triệu đồng/m2, nay đã chạm ngưỡng 50 triệu đồng/m2. Ảnh: Bảo Loan
Tuy nhiên, có nhiều lý do khiến giá đất sốt. Thứ nhất, trong bối cảnh nền kinh tế bị chững lại do dịch COVID-19, tất cả các doanh nghiệp đều ảnh hưởng nặng nề, trong đó, lượng tiền thu hút trong ngành ngân hàng giảm, lãi suất cho vay giảm, các kênh đầu tư khác như chứng khoán, bitcoins… lấn lướt nhiều lần so với lợi nhuận ngân hàng trả cho người dân, khách hàng.
Thứ hai, sự chững lạ ở các dự án đầu tư bất động sản trong 3 năm qua, kèm theo sự biến động về nhân sự chính trị ở các địa phương lớn.
Thứ ba, việc thanh tra, kiểm tra nhiều sự án, các vụ án lớn liên quan đến đất đai.
Thứ tư, một loạt các chính sách siết chặt quản lý thị trường đất đai, bất động sản, quản lý chặt các biến động các công ty có vốn của nhà nước liên quan đến thị trường bất động sản.
Xã Hải Bối (huyện Đông Anh) được giới đầu tư coi là trị trí "vàng" để đầu tư. Ảnh: Bảo Loan
Tất cả đã dẫn đến sự phát động đến sự "thoáng" trong việc phê duyệt các dự án mới, cấp đất mới. Cho nên, vài năm qua, các dự án đủ điều kiện để giao dịch, các sản phẩm để tung ra thị trường hầu như rất nhỏ giọt.
Và theo quy luật cung cầu, khi nhu cầu về nhà ở thật bức thiết, các khu phố cổ phải giãn dân, các dự án mới phải di dời giải tỏa mặt bằng, các quỹ nhà mới phải có, đến sự đe dọa xuống cấp của các chung cư cũ…
Tiếp theo, nhà nước lại điều chỉnh thu hồi áp dụng các biện pháp về thu thuế cũng tác động, liên quan đến đất đai, cộng thêm sự "rút kinh nghiệm" của nhà đầu tư khi đã mất đi cơ hội ở những dự án trước đó… đã đẩy xu hướng đi kiếm tìm một kênh đầu tư mới trong thị trương đất động sản. Đặc biệt là các dự án vệ tinh ở các thành phố lớn. Nhà đầu tư sẽ đi tắt, đón đầu là mua – găm – đầu cơ – đẩy giá.
Theo ông Cường, đây là lí do tất những dự án mới, có quy mô đều có sự lan tỏa, kích cầu, và đem lại kỳ vọng, lợi ích của tất cả cư dân xung quanh. Bên cạnh những doanh nghiệp bất động sản chiến lược kinh doanh có đạo đức thì đây là cơ hội để một số bộ phận môi giới trục lợi, thổi giá, đánh võng giá.
Từng là khu vực có giá đất được xem là rẻ nhất phường Yên Nghĩa - quận Hà Đông (Hà Nội), nhưng trong cơn sốt đất...
Nguồn: [Link nguồn]