Yêu cầu trên trời của cô gái xem mắt 30 lần vẫn ế
Người phụ nữ có 4 tiêu chí khó tin đặt ra cho bạn trai hoặc chồng tương lai.
Việc chọn đối tượng thích hợp để yêu đương và kết hôn là không hề dễ dàng. Không phải ai cũng may mắn và nhanh chóng gặp được chân ái của đời mình.
Ngoài những lý do khách quan bên ngoài, điều này chủ yếu phụ thuộc vào chính bản thân người đó, mà người phụ nữ trong câu chuyện dưới đây chính là ví dụ rõ ràng.
Một người phụ nữ đến từ tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, đã chia sẻ câu chuyện về tình yêu và hôn nhân của mình, thu hút sự quan tâm lớn của cộng đồng mạng.
Người phụ nữ 30 tuổi cho biết bản thân đã đi xem mắt tới 30 lần nhưng chưa thể tìm được đối tượng ưng ý. Điều này khiến bố mẹ vô cùng sốt ruột, thường xuyên đốc thúc con gái tìm ý trung nhân khiến người phụ nữ rất mệt mỏi.
Sau khi biết tiêu chuẩn người phụ nữ đặt ra bạn trai hoặc chồng tương lai, cư dân mạng đồng loạt chuyển từ đồng cảm sang lắc đầu ngán ngẩm.
Người phụ nữ đặt ra tiêu chí kết hôn với chồng tương lai khiến dân mạng lắc đầu ngán ngẩm
Người phụ nữ nói rằng cô có 4 tiêu chí đặt ra để tìm bạn trai hoặc chồng tương lai. Thứ nhất, người đàn ông đó phải có nhà ở thành phố Thanh Đảo mà không phải vay nợ, đây là thành phố sôi động và giàu có bậc nhất tỉnh Sơn Đông.
Thứ hai, sau khi kết hôn thì hai vợ chồng sẽ không sống chung với bố mẹ chồng để tránh những xung đột, cãi vã không đáng có.
Thứ ba, thu nhập hàng năm của người đàn ông không được thấp hơn 500.000 NDT (hơn 1,7 tỷ đồng). Cuối cùng, sau khi kết hôn thì người phụ nữ phải nắm toàn bộ tài chính trong nhà.
Người phụ nữ nói rằng thu nhập hàng năm của cô cũng lên đến 300.000 nhân dân tệ (hơn 1 tỷ đồng), vì vậy cô mong rằng đối tác của mình phải có thu nhập cao hơn cô thì đôi bên mới phù hợp với nhau và mức sống của cô không bị hạ xuống.
Thêm vào đó, người phụ nữ còn tiết lộ thêm rằng cô thích sống xa hoa, sang chảnh, chỉ dùng mỹ phẩm cao cấp chứ không bao giờ động đến mỹ phẩm rẻ tiền.
Sau khi nghe câu chuyện của cô gái này, rất nhiều cư dân mạng đã để lại bình luận phẫn nộ và chỉ trích.
Nhiều người cho rằng một số người đàn ông có thể đáp ứng tiêu chí thứ nhất và thứ hai, nhưng khó lòng đáp ứng được tiêu chí thứ ba, chứ chưa nói đến tiêu chí thứ 4 hết sức vô lý.
Cư dân mạng Trung Quốc lắc đầu ngao ngán trước suy nghĩ của người phụ nữ trên, cho rằng cô ấy quá ảo tưởng, tự đề cao giá trị của bản thân quá mức và không biết suy nghĩ cho người khác:
- Đây là lấy chồng hay lợi dụng người khác vậy? Rõ là kiểu phụ nữ thực dụng mà cứ nghĩ mình là công chúa đài các.
- Những người đàn ông đáp ứng được cả 4 tiêu chí trên sẽ chẳng bao giờ để mắt tới người phụ nữ như thế này.
- Chẳng trách cô ấy xem mắt 30 lần mà vẫn thất bại. Giờ thì tôi đã hiểu rồi.
Đàn ông Trung Quốc khó lấy vợ vì yêu cầu cao của phụ nữ nước này
Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS), tỷ lệ kết hôn ở đất nước này đã giảm trên toàn quốc. Chỉ có 8,14 triệu cặp đôi đăng ký kết hôn vào năm 2020, giảm mạnh so với con số 13,47 triệu vào năm 2013.
Số liệu của NBS cho thấy tỷ lệ sinh ở quốc gia đông dân nhất thế giới này đã giảm xuống mức 7,52 ca sinh trên 1.000 người vào năm ngoái - con số thấp nhất kể từ năm 1949 thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Một phần do "chính sách một con" và quan niệm trọng nam khinh nữ dẫn đến việc phá thai để chọn giới tính khiến số đàn ông ở Trung Quốc đã chênh lệch hàng chục triệu người so với phụ nữ.
Sự mất cân bằng giới tính cùng với tiền sính lễ ''thách cưới'' quá cao đang trở thành rào cản đối với đàn ông nếu muốn lập gia đình.
Tình trạng mất cân bằng giới tính được ghi nhận đặc biệt nghiêm trọng ở vùng nông thôn và các làng, bản kém phát triển. Số nam giới tại đây cao hơn nữ giới nhiều lần, khiến cuộc khủng hoảng dân số có nguy cơ thêm trầm trọng.
Ngay khi bước sang tuổi 20, nam nữ thanh niên tại các làng quê Trung Quốc sẽ bị hối thúc lập gia đình. Nhưng đây cũng là thời điểm họ bắt đầu rời quê, tìm đến các thành phố lớn làm việc.
Đối với các cô gái, người chồng lý tưởng của họ không phải những anh chàng ở nông thôn mà là những người ở thành phố hoặc tỉnh thành khác giàu có hơn.
Đối với các cô gái, người chồng lý tưởng của họ là những người ở thành phố hoặc tỉnh thành khác giàu có hơn. Ảnh minh hoạ
Chia sẻ trên Zaobao, giáo sư Jiang Quanbao cho rằng đối với nhiều phụ nữ nông thôn, hôn nhân chính là cách thức để thay đổi cuộc đời. Họ mong muốn đi xa lập gia đình, chuyển từ miền núi xuống đồng bằng, từ làng mạc lên thành phố và từ tầng lớp nghèo khổ sang tầng lớp khá giả hơn. Chính bởi vậy, đàn ông nông thôn càng khó có thể lấy vợ.
Sau khi hẹn hò vài năm, người đàn ông họ Qin ở Đông Bắc Trung Quốc đã phải chia tay bạn gái vì không thể trả nổi khoản sính lễ gần 300.000 nhân dân tệ (khoảng hơn 1 tỷ đồng) mà nhà gái đưa ra khi thảo luận việc kết hôn.
Được biết, tại huyện Chính Ninh, tỉnh Cam Túc, nơi Qin sinh sống, thu nhập trung bình hàng năm chỉ hơn 20.000 nhân dân tệ vào năm ngoái, tức là phải mất 15 năm mới kiếm đủ số tiền mà nhà bạn gái yêu cầu.
Tài xế giao hàng Zhao Liang chia sẻ, nếu bây giờ ông mới hơn 30 tuổi thì sẽ không vội lấy vợ bởi quá trình này hiện "thiên về vật chất" nhiều hơn so với thời điểm ông kết hôn trước đây.
"Nhà gái yêu cầu chú rể phải có nhà và xe hơi, chưa kể đến quà đính hôn. Số tiền đó phải ít nhất 500.000 đến 600.000 nhân dân tệ", ông Zhao nói.
Yang Hua, nhà nghiên cứu tại Trường Xã hội học thuộc Đại học Vũ Hán, chia sẻ: "Chừng nào chênh lệch giới tính còn tồn tại ở vùng nông thôn, giá cô dâu cao ngất trời sẽ vẫn còn tiếp tục xuất hiện. Ngay cả khi số tiền này không thể hiện dưới dạng giá cô dâu, nó cũng sẽ tồn tại dưới hình thức phí khác trong hôn nhân".
Mặt khác, giới trẻ Trung Quốc ngày càng ngại kết hôn, đây là xu hướng chung chứ không phải là hiện tượng đột phá trong thời gian ngắn.
Có nhiều nguyên nhân, nhưng những điểm chính là: Thứ nhất, quan điểm về hôn nhân và tình yêu của giới trẻ hiện nay đã thay đổi. Bất kể là nam hay nữ, hôn nhân và yêu đương đã không còn được họ coi là điều tất yếu trong cuộc sống, chứ đừng nói đến việc thỏa hiệp nhượng bộ khi đến tuổi trưởng thành.
Thứ hai, chi phí kết hôn quá cao. Khi yêu nhau, nói chuyện không hợp có thể chia tay. Nhưng kết hôn thì phải đi với nhau cả đời. Đó không phải là chuyện của hai người, mà là về hai gia đình. Bố mẹ hai bên có hài lòng không? Sinh một con hay hai con? Ăn Tết ở nhà trai hay nhà gái…
Đây không chỉ là vấn đề chi phí kinh tế, mà còn liên quan đến chi phí sinh hoạt và chi phí liên lạc. Khi đang yêu nhau, đây không là chuyện quan trọng. Nhưng khi đã kết hôn, mọi chuyện vặt vãnh đều trở nên trọng đại cần phải cân nhắc. Dưới sự tấn công dồn dập của quảng cáo thương mại, nhiều sản phụ không thích chăm sóc sau sinh tại nhà mà thích đến các trung tâm. Giá rẻ thì mất từ 30.000 đến 50.000 NDT/tháng, đắt thì tới hơn 100.000 tệ (350 triệu VND).
Kết hôn đòi hỏi cả nam và nữ phải có những kỳ vọng tốt đẹp cho tương lai. Ít nhất, sau khi hai người nhận được hôn thú, họ sẽ tràn đầy tự tin vào cuộc sống. Khi niềm tin và kỳ vọng về tương lai không đủ, đừng nói đến chuyện kết hôn, mối quan hệ có bền vững hay không cũng thật khó nói. Người nữ đặc biệt cần cảm giác an toàn, khi cảm giác an toàn không đủ, họ không dám dễ dàng giao phó cuộc đời mình.
Nguồn: [Link nguồn]
35 tuổi, anh đã cầu hôn bạn gái một lần nhưng gia đình cô không đồng ý với lý do anh chưa có nhà riêng. Đến khi 38 tuổi, anh có nhà riêng vẫn không lấy được cô vì nhà gái...