Xu hướng tuyển dụng qua livestream tại Trung Quốc

Sự kiện: Giới trẻ 2024

Nhiều doanh nghiệp lớn tại Trung Quốc đã tổ chức các buổi livestream để tuyển nhân viên. Người tìm việc có thể gửi hồ sơ của họ dễ dàng chỉ nhờ một cú nhấp chuột.

Ban đầu, livestream phổ biến tại Trung Quốc như một loại hình giải trí. Theo thời gian, nó xâm nhập vào nhiều lĩnh vực của đời sống hàng ngày, từ mua sắm, giáo dục, mai mối và giờ đây là tuyển dụng lao động.

Trao đổi với Rest of World, các nhà tuyển dụng tại Trung Quốc cho biết một số ứng dụng tìm kiếm việc làm và video ngắn đã giới thiệu tính năng phát trực tiếp. Hình thức này đang phổ biến trên thị trường lao động phổ thông, nơi các nhà tuyển dụng cần thuê một số lượng lớn công nhân ít kinh nghiệm.

Hình thức này đang phổ biến trên thị trường lao động phổ thông, nơi các nhà tuyển dụng cần thuê một số lượng lớn công nhân ít kinh nghiệm.

Hình thức này đang phổ biến trên thị trường lao động phổ thông, nơi các nhà tuyển dụng cần thuê một số lượng lớn công nhân ít kinh nghiệm.

Xiaomin - người đang tìm việc làm đã nộp đơn xin làm nhân viên hỗ trợ bán hàng trên livestream và người dẫn chương trình mà cô nói chuyện là nhân viên của một công ty chuyên tuyển dụng.

Theo đó, người dẫn chương trình chào đón mọi khách truy cập vào kênh livestream và cung cấp thông tin tổng quan về công ty thương mại điện tử, yêu cầu đối với công việc và quyền lợi của nhân viên. Người này cũng liên tục kêu gọi khách nộp hồ sơ, đồng thời hứa hẹn sẽ liên hệ phỏng vấn những ứng viên đủ điều kiện.

Công ty thương mại điện tử này đã tiến hành phát livestream trên một nền tảng tuyển dụng để tìm kiếm những ứng viên phù hợp. Buổi phát trực tiếp kéo dài một giờ thu hút hơn 1.400 lượt xem.

Trước đây, các công ty tuyển dụng nhân viên thông qua hội chợ việc làm trực tiếp, trang web việc làm hoặc cơ quan tuyển dụng, nhưng thực tế đang thay đổi.

Theo Think China, giờ đây, các công ty ở Trung Quốc có thể tiếp cận nguồn nhân tài lớn hơn với chi phí thấp bằng cách livestream để quảng cáo các vị trí tuyển dụng. Những người tìm việc, đặc biệt là công nhân, cũng có thể dễ dàng gửi hồ sơ của họ chỉ bằng một cú nhấp chuột.

Trên nhiều kênh video ngắn hoặc phát trực tiếp, "host tuyển dụng" rất nhiệt tình quảng bá các vị trí cần tìm nhân viên bằng cách giới thiệu công ty qua video, ảnh hoặc tương tác trực tiếp với ứng viên. Người tìm việc có thể ngay lập tức đặt câu hỏi, thậm chí gửi hồ sơ của họ nếu đáp ứng đủ nhu cầu.

So với các hội chợ việc làm offline, tuyển dụng qua livestream rẻ hơn và không bị giới hạn bởi ranh giới không gian hoặc địa lý. Hình thức này cũng thuận tiện và tiết kiệm thời gian, đồng thời có thể nâng cao hiệu quả đối sánh trong quá trình tìm kiếm nhân tài.

Các công việc được giới thiệu qua livestream khá đa dạng, từ tài xế giao hàng, đóng gói sản phẩm đến công nhân tại trang trại nuôi thỏ, trông trẻ em. Người giới thiệu cam kết trả lương đúng hạn, chỗ ở miễn phí, thức ăn ngon… Các yêu cầu tuyển dụng cũng được nêu rõ như không quá 55 tuổi, không tiền án, hình xăm.

Từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, ngày càng nhiều nhà máy Trung Quốc chuyển hướng tuyển dụng sang các kênh phát livestream, như Douyin, Kuaishou và các nền tảng video ngắn khác, tham gia cuộc đua tuyển dụng phát trực tiếp, đồng thời phát triển các chức năng mới như gửi hồ sơ trực tuyến.

Kuaishou, một ứng dụng video giống TikTok phổ biến trong giới lao động Trung Quốc, đã giới thiệu Kwai Recruitment, một nền tảng đặc biệt dành cho các buổi phát trực tiếp tuyển dụng từ tháng 1. Theo số liệu thống kê trong quý II/2022, đã có 250 triệu người dùng hoạt động thường xuyên.

Kuaishou, một ứng dụng video giống TikTok phổ biến trong giới lao động Trung Quốc.

Kuaishou, một ứng dụng video giống TikTok phổ biến trong giới lao động Trung Quốc.

Ứng dụng có tính năng giúp người xem đặt câu hỏi trong phần bình luận trực tiếp hoặc gửi số điện thoại liên hệ bằng cách nhấn vào liên kết hiện lên trên màn hình.

Liu Chao, 33 tuổi, cảm thấy công việc hiện tại dễ dàng hơn một cách đáng ngạc nhiên so với việc bán sản phẩm trước đây của anh ấy. "Sau khi bán quần áo thông qua phát trực tiếp (livestream) trong vài tháng, tôi nhận ra rằng tôi không có nhiều lợi thế, vì vậy tôi đã từ bỏ. Thật tình cờ, tôi gặp một người bạn khác làm việc trong ngành nhân sự và nảy ra ý tưởng tuyển dụng thông qua video ngắn và livestream".

Giờ đây, Liu thường xuyên tự livestream để giới thiệu các vị trí tuyển dụng cho người xem. Sau khi cung cấp thông tin chi tiết về một vị trí, Liu sẽ đưa ra liên kết để người tìm việc có thể gửi thông tin ứng tuyển. "Ví dụ, nếu tôi quảng cáo cho công ty điện tử và sản xuất xe hơi, tôi sẽ đưa liên kết đơn xin việc của công ty lên và hướng dẫn người xem đăng ký".

Khi việc tuyển dụng qua livestream ngày càng trở nên phổ biến, Liu đã xây dựng được một đội ngũ khoảng 30 người trong hai năm qua, cung cấp các dịch vụ bao gồm toàn bộ quá trình tuyển dụng, từ kết nối với nguồn lực của doanh nghiệp và livestream để thu hút người tìm việc, đến hoạt động theo dõi ứng viên sau khi họ nộp đơn và giúp họ thích nghi tốt hơn với công việc mới.

Các công ty tuyển dụng thường tìm kiếm công nhân làm việc tại nhà máy, trang trại thông qua hội chợ việc làm trực tiếp, trang web hoặc bài viết trên WeChat, mạng xã hội phổ biến tại Trung Quốc. Tuy nhiên, họ cho biết tuyển qua livestream là hình thức tiết kiệm chi phí hơn để kết nối với người làm động có kỹ năng thấp.

Theo một báo cáo về việc làm cổ cồn xanh (lao động chân tay) của Trung Quốc do Trung tâm Mô hình Việc làm Mới công bố, vào năm 2022, 67,6% công nhân cổ cồn xanh ở nước này thích tìm việc thông qua "giới thiệu giữa các cá nhân".

Nhưng các nền tảng video ngắn sẽ nhanh chóng trở thành sự lựa chọn thứ hai với tỷ lệ 17,7%, tăng đáng kể so với năm trước. Ngược lại, tìm việc làm trực tiếp với các công ty và cơ quan tuyển dụng lao động lần lượt chiếm 13,5% và 9,5%, cả hai đều giảm so với năm trước.

Dữ liệu của Kuaishou cũng cho thấy hơn 240.000 công ty đã tuyển dụng nhân viên trên nền tảng video ngắn vào năm 2022, tổng cộng hơn 5 triệu đợt tuyển dụng qua livestream đã được tiến hành, thu hút trung bình 250 triệu công nhân cổ xanh mỗi tháng.

Sau khi các hoạt động tuyển dụng qua livestream được mở rộng, các tài năng cấp cao từ nhiều ngành nghề khác nhau cũng đã tham gia, nhiều vị trí đang nhắm đến đối tượng là sinh viên mới tốt nghiệp và chuyên gia văn phòng.

Theo Securities Times, đầu tháng này, một người có ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội ở Trung Quốc là Xinba đã thực hiện một buổi livestream tuyển dụng và nhận được 175.000 hồ sơ trong vòng hai giờ. Tuy nhiên, Xinba cho biết không có ý định chính thức tham gia lĩnh vực livestream tuyển dụng, anh chỉ muốn giới thiệu đến người xem hình thức tuyển dụng công việc mới.

Foxconn Technology Group, công ty vận hành nhà máy sản xuất iPhone lớn nhất thế giới, đã tổ chức một đợt livestream tuyển dụng vào tháng trước, cung cấp 880 vị trí trong khu phức hợp Thâm Quyến cho những người tìm việc là người khuyết tật. Nhà máy của Foxconn ở Trịnh Châu cũng thực hiện một buổi livestream tuyển dụng vào tháng trước, thu hút hơn 300.000 người xem.

Theo ông Zhang Yi, Giám đốc điều hành công ty nghiên cứu iiMedia, lợi thế lớn nhất của việc livestream tuyển dụng là tính hiệu quả. "Doanh nghiệp có thể kết nối với người tìm việc mà không cần di chuyển hay tổ chức hội chợ việc làm. Còn với những người tìm việc, họ có nhiều cơ hội hơn".

Dù vậy, có những giới hạn nhất định đối với phương pháp tuyển dụng này. "Ngưỡng tuyển dụng có thể cao đối với một số vị trí và tất cả các ứng viên trong một phòng livestream có khả năng đều không thể đáp ứng được yêu cầu", ông Li Chengdong, Giám đốc điều hành công ty tư vấn Dolphin Think Tank, nói.

Nguồn: [Link nguồn]

Công ty bị ”ném đá” đến mức đóng cửa khi đưa ra yêu cầu tuyển dụng quá quắt

Nhiều cư dân mạng đã báo cáo trên các website tuyển dụng khiến công ty này phải dừng tất cả các hình thức làm việc.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Như Quỳnh (T/h) ([Tên nguồn])
Giới trẻ 2024 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN