VTV bàn về vấn nạn văng tục, bình luận khiếm nhã trên mạng xã hội, giới trẻ suy nghĩ gì?

Sự kiện: Giới trẻ 2024

Nếu chỉ toàn những lời lẽ văng tục, bình luận khiếm nhã hay công kích người khác, mạng xã hội sẽ dần trở thành "bức tường" ngăn cản những điều đẹp đẽ, tích cực lan tỏa tới cộng đồng.

VTV1 đưa tin về thực trạng nhiều người văng tục, bình luận công kích trên MXH. (Ảnh chụp màn hình)

VTV1 đưa tin về thực trạng nhiều người văng tục, bình luận công kích trên MXH. (Ảnh chụp màn hình)

"Đau đầu" chuyện văng tục trên mạng xã hội

Trong một phóng sự mới đây, đài truyền hình VTV cũng đưa ra giải pháp là các cơ quan chức năng cần vào cuộc quyết liệt để “dọn dẹp” mạng xã hội, mang lại không gian “xanh sạch” cho người dùng.

Cụ thể trong chương trình vào ngày 22/6, VTV1 đã bàn luận về vấn nạn ứng xử trên mạng xã hội của bộ phận cư dân mạng Việt trong thời gian vừa qua. Không chỉ là những dòng bình luận tục tĩu trên các diễn đàn, hội nhóm giờ đây, những clip chửi thề xuất hiện liên tục khiến nhiều người ngán ngẩm.

Mới đây, nam diễn viên L.D.B.L đã văng tục trên sóng livestream khi cố tình đọc to một bình luận khiếm nhã của khán giả. Hay cựu người mẫu T.K. khiến nhiều người luôn phải nhăn mặt khi liên tục chêm những tiếng chửi thề trong lúc livestream.

Cựu người mẫu T.K thường dùng lời lẽ gay gắt, chêm tiếng chửi thề khi livestream bán hàng.

Cựu người mẫu T.K thường dùng lời lẽ gay gắt, chêm tiếng chửi thề khi livestream bán hàng.

Mạng xã hội là không gian mở, giúp mọi người có thể nói lên suy nghĩ của bản thân hoặc chia sẻ về cuộc sống hằng ngày, kết nối người thân. Tuy nhiên, ngày càng xuất hiện nhiều “rác” ngôn từ trên mạng xã hội. Đáng nói là có cả những người nổi tiếng vẫn vô tư văng tục trước hàng nghìn khán giả đang theo dõi.

Bạn T.Đức (TP.HCM) chia sẻ: “Thay vì cho qua, hoặc đáp trả tinh tế, nhẹ nhàng trước những bình luận xúc phạm, một số người nổi tiếng lại chọn phương án tay đôi. Điều này vô tình làm ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh của họ, đồng thời cũng phần nào gây cảm xúc tiêu cực, hụt hẫng cho những khán giả đã dành tình cảm cho họ”.

Diễn viên L.D.B.L văng tục trên livestream khiến nhiều netizen khó chịu.

Diễn viên L.D.B.L văng tục trên livestream khiến nhiều netizen khó chịu.

Với nhiều “anh hùng bàn phím”, văng tục hay có những ngôn từ gay gắt nhằm chửi bới, tấn công người khác có khi là “chuyện thường ngày ở huyện”. Gần đây, sau khi đội tuyển Việt Nam thua trận trước đội tuyển UAE tại Vòng loại World Cup 2022, nhiều dân mạng quá khích đã vào tận trang Facebook của trọng tài người Iraq để thả phẫn nộ hoặc bình luận những lời lẽ khiếm nhã, tạo cái nhìn tiêu cực của bạn bè quốc tế về cổ động viên Việt Nam.

Ngoài ra, nhiều người bán hàng online cũng livestream chửi khách ra rả bằng những lời lẽ thiếu chừng mực. Thậm chí, có người còn xem đây là "thương hiệu" cá nhân, giúp đông đảo cư dân mạng biết đến mình hơn. Gần đây, câu chuyện chủ shop thời trang S.T ở Huế bị cơ quan chức năng xử lý do nhiều lần livestream chửi khách đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng.

Mạng xã hội tưởng ảo nhưng lại thể hiện văn minh và ý thức sống của mỗi người. Chưa kể giữa lúc tình hình dịch bệnh căng thẳng nên xem những clip văng tục, bình luận công kích chỉ khiến mình mệt mỏi”, bạn Lala Nguyễn bày tỏ suy nghĩ.

Chọn chia sẻ điều tích cực

Trước tần suất ngày càng xuất hiện nhiều cá nhân livestream văng tục hoặc “anh hùng bàn phím” miệt mài công kích người khác, cư dân mạng đã lựa chọn cách không theo dõi hoặc mạnh tay “chặn” những thành phần mang năng lượng tiêu cực trên mạng xã hội.

Bạn Mai Lê (TP.HCM) cho biết: “Mình không theo dõi những KOLs hoặc người nổi tiếng có lối sống không chuẩn mực, nói tục chửi bậy trên mạng xã hội. Thậm chí, mình còn chia sẻ để người thân, nhất là các cháu trong nhà không sa đà hóng drama để nghe những lời lẽ khiếm nhã rồi học theo”.

Với bạn Lala Nguyễn, không chỉ chọn cách chặn và không xem những người thường xuyên văng tục trên mạng xã hội, cô bạn còn bày tỏ suy nghĩ: “Những thành phần chửi bới, văng tục, xúc phạm nên bị quản chế để mạng xã hội không trở thành vũ khí sát thương người khác”.

Ngoài ra, tự thân mỗi người cũng cần có những thay đổi khi sử dụng mạng xã hội vì “đông tay sẽ vỗ thành tiếng”. Thay vì chọn quan tâm những livestream văng tục, bạn Ngọc Diễm (Đồng Nai) lại sử dụng mạng xã hội để chia sẻ điều tích cực như câu chuyện về tấm bảng “Khoai lang tím rất ngon. Bà con Đồng Tháp mến tặng người dân Sài Gòn”: “Mình bấm chia sẻ câu chuyện với hy vọng bạn bè trên newsfeed sẽ đọc được điều tử tế, cùng lan tỏa năng lượng tích cực trong lúc dịch bệnh căng thẳng”.

Netizen chọn quan tâm, chia sẻ điều tích cực trên mạng xã hội.

Netizen chọn quan tâm, chia sẻ điều tích cực trên mạng xã hội.

Nếu chỉ toàn những lời lẽ văng tục, bình luận khiếm nhã hay công kích người khác, mạng xã hội sẽ trở thành bức tường ngăn cản điều đẹp đẽ, tích cực được diễn ra. Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận nhưng đừng vịn vào điều này để “xả rác” ngôn từ trên mạng xã hội, gây ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều người.

Nguồn: [Link nguồn]

”Thánh tỏ tình” nổi rần rần mạng xã hội 9 năm trước giờ ra sao?

Clip tỏ tình với “chồng yêu” của Diệu Ly nổi tiếng khắp mạng xã hội và bị “đào mộ” mỗi dịp Valentine suốt 9...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Minh ([Tên nguồn])
Giới trẻ 2024 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN