Vì sao người trải giường cưới cũng phải chọn tuổi?

Trải chiếu giường tân hôn là nét đẹp văn hóa cưới hỏi của Việt Nam.

Chiếu trải giường cưới phải mua một đôi, nhưng có nơi chiếc chiếu thứ nhất trải bình thường, chiếc thứ hai sẽ lật úp xuống cái thứ nhất (có nơi 1 chiếu dưới trải dưới mặt trái, 1 chiếu trên trải mặt phải), hai chiếu trải phải phẳng, kiêng trải lệch.

Vì sao người trải giường cưới cũng phải chọn tuổi? - 1

Nếu dùng đệm thì trải chiếu xong mới đặt đệm lên trên, trang trí thêm với hoa, nến (Ảnh minh họa)

Ý nghĩa là chiếc chiếu trên chiếc giường trăm năm hạnh phúc đó chỉ có hai người mới được nằm. Hai chiếc chiếu úp vào nhau thể hiện sự gắn bó, keo sơn, ăn ở với nhau đến đầu bạc răng long. Khi đi ngủ, cô dâu chú rể mới lật lên. Sáng hôm sau dậy vợ chồng lại lật úp chiếc chiếu xuống rồi tối đi ngủ mới lật trở lại (làm càng lâu càng tốt).

Nếu dùng đệm thì trải chiếu xong mới đặt đệm lên trên, trang trí thêm với hoa, nến. Việc trải giường nên làm trước đám cưới chọn ngày, giờ đẹp, hợp với tuổi của cô dâu, chú rể.

Xưa kia người trải chiếu còn “lãnh” cả nhiệm vụ chải tóc cho cô dâu - ý nghĩa mang lại hạnh phúc cho cô dâu mới. Cặp uyên ương còn cùng nhai miếng trầu, hàm ý gắn bó với nhau như trầu với cau, nhưng ngày nay tục lệ đó không còn nữa. Việc đặt 5 phong bao lì xì trên giường cưới giờ cũng được thay bằng rắc những cánh hoa hồng đỏ tượng trưng cho tình yêu, hạnh phúc.

Phòng tân hôn là nơi quan trọng của cặp uyên ương bắt đầu cuộc sống mới, nhà gái sẽ cùng cô dâu vào thăm phòng cưới, cô dâu chú rể cũng thích chụp ảnh ghi lại những khoảnh khắc đầu tiên khi về nhà chồng.

Việc trang trí phòng tân hôn, trải giường cưới đẹp mắt còn thể hiện sự trân trọng của nhà trai đón con dâu mới và đó là "bộ mặt" thể diện của nhà trai, nên được bố mẹ hai bên và cô dâu, chú rể rất quan tâm.

Ai không được ngồi lên giường cưới?

Theo ông Hà Thanh, trải chiếu giường cưới xong thì không ai được ngồi lên giường cưới, cũng không được trải chiếu giường cưới lại nữa. Một số nơi chọn em bé khỏe mạnh, lanh lợi lên giường cưới lăn lộn, vui chơi trước - với quan niệm vợ chồng mới cưới sẽ sớm có con cái. Đó cũng là một cách chúc phúc lành cho cặp uyên ương may mắn, sớm có quý tử.

Gia chủ còn lì xì cho người trải chiếu và em bé. Nhưng người lớn, đặc biệt là phụ nữ mang bầu, người không may mắn trong hôn nhân… thì tuyệt đối không được ngồi, hoặc nghỉ ngơi trên giường tân hôn trước đám cưới vì e ngại cô dâu, chú rể sẽ không được hạnh phúc.

Cũng theo ông Hà Thanh, nếu thực sự nhà chồng không có điều kiện, cặp uyên ương phải dùng giường cũ, thì sắm bộ chăn ga gối đệm mới màu đỏ trải lên trang trí giường cưới, coi đó là góc tân hôn của cặp vợ chồng trẻ. Như thế người lớn cũng hài lòng, cặp uyên ương cũng vui vẻ.

“Thời bao cấp do kinh tế khó khăn, đám cưới chẳng có gì để kiêng kị, nhưng các cặp vợ chồng thời ấy sống với nhau vẫn bền lâu. Tôi đã thấy có gia đình chật chội, nghèo không thể sắm giường cưới, nên cả 3 anh em trai lần lượt dùng chung một chiếc giường cưới, nhưng cả ba gia đình đều rất êm ấm.

Văn hóa truyền thống ở nhiều nước châu Á có những điều kiêng kỵ trong phong tục cưới hỏi, nhằm cầu chúc sự an lành, hạnh phúc, sinh con quý tử cho cặp uyên ương. Phong tục dân gian có nhiều nét đẹp, nhưng không hẳn đã đúng. Cố chấp quá sẽ sinh thiếu sót, lắm chuyện”.

Ông Hà Thanh

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Uyển Hương ([Tên nguồn])
Tình yêu giới trẻ hiện nay Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN