Ước mơ trở thành một kỹ sư giỏi của nam sinh trường Thủy Lợi
Phạm Quang Tiến, sinh năm 2003, hiện đang là sinh viên năm nhất của trường Đại học Thủy Lợi chuyên ngành Cơ điện tử. Chàng trai sinh ra và lớn lên tại vùng đất mỏ Quảng Ninh, trong gia đình không mấy khá giả có bố làm công nhân than khoáng sản và mẹ làm công việc nội trợ. Tiến tự hiểu rõ bản thân phải thật nỗ lực trong học tập và trong công việc để sau này có một cuộc sống tốt hơn, cũng như chăm sóc cho gia đình, bố, mẹ thật tốt.
Chàng trai xứ mỏ rất tâm đắc với câu nói: "Hãy vươn tới bầu trời dù không hái được vì sao sáng nhất thì bạn cũng có thể đứng giữa muôn vàn tinh tú để thắp sáng ước mơ".
Mình đã từng là một người khá là yếu kém và nghịch ngợm vào những năm cấp 2 do những sự “lì lợm và nông nổi” của thời học sinh. Nhưng vào những khoảng cuối năm cấp 2 mình đã có những suy nghĩ nghiêm túc cho bản thân và nhờ ý chí và sự nỗ lực không ngừng nghỉ mình đã đỗ vào 1 trường công lập, đó là Trường THPT Lê Quý Đôn, 1 ngôi trường với bề dày lịch sử và thành tích và đó là bước ngoặt đầu tiên của cuộc đời mình.
Quang Tiến tham gia các hoạt động thể thao do trường tổ chức.
Vào những năm học cấp 3 do đã có được sự mạnh dạn nhất định, mình đã tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao và các hoạt động tích cực khác. Tuy không đạt được nhiều thành tích những qua những hoạt động đó đã giúp mình nâng cao các kĩ năng sống như: Giao tiếp, tự tin trước đám đông và tìm ra được những điểm mạnh cũng như sở thích của bản thân. Và một trong những việc quan trọng nhất của cuộc đời đó là định hướng cho mình một ngôi trường và ngành học để sau này có một công việc ổn định.
Ai cũng có một ước mơ riêng. Có bạn ước mơ là giáo viên, bác sỹ, doanh nhân. Có bạn lại ước mơ làm nhân viên kỹ thuật, kỹ sư thiết kế, nhà nghiên cứu khoa học ,... Và mình cũng vậy, mình cũng có ước mơ đó là trở thành người kỹ sư.
Có lẽ là từ khi còn bé, mình được tiếp xúc với những mô hình ô – tô, máy bay, tàu thủy,... Dù chỉ là mô hình đồ chơi, các chi tiết không quá cầu kỳ lại không đầy đủ nhưng cũng đủ làm bản thân hứng thú với màu sắc, chơi với bạn bè trong những cuộc vui đơn giản suốt cả buổi chiều. Lớn hơn chút nữa, tại trường cấp 2, cấp 3, mình được học các mô hình kỹ thuật điện đơn giản với các chi tiết kỹ thuật thường ngày: dây dẫn, đai ốc, ốc vít, bảng điện, bóng đèn, cầu chì, ổ cắm... Bản thân đã đam mê hơn với các thiết bị chuyên ngành điện lúc nào không hay.
Với sự phát triển của khoa học và kỹ thuật của Việt Nam, ngành kỹ thuật đang cần rất nhiều nguồn nhân lực và cùng với sự yêu thích và đam mê với máy móc nên mình đã chọn ngành kỹ thuật Cơ điện tử để phát triển bản thân cũng như có một công việc ổn định trong tương lai.
Nhờ sự, hăng say, cố gắng và nỗ lực luyện tập không biết mệt mỏi mình đã đạt được 24,75 điểm, thuộc khối A1 trong kì thi THPT năm 2021. Tuy số điểm không được như mong đợi cũng như không thể vào ngôi trường mà mình mong muốn nhất. Nhưng đã đạt được nguyện vọng là đỗ vào nghành mình yêu thích đó là chuyên ngành Cơ điện tử, thuộc Khoa Cơ Khí tại trường Đại học Thủy lợi .
Mình rất tâm đắc với câu nói "Hãy vươn tới bầu trời dù không hái được vì sao sáng nhất thì bạn cũng có thể đứng giữa muôn vàn tinh tú để thắp sáng ước mơ". Đại học Thủy Lợi với bề dày 63 năm kinh nghiệm mình tin tưởng và trao gửi tương lai tại ngôi trường này. Bản thân đã dừng lại và chọn đó chính là nơi mình gửi gắm tuổi trẻ, nhiệt huyết và say mê với những tháng năm sinh viên của mình.
Theo mình, “Con người sẽ trở nên hạnh phúc và thành công nhất khi được cống hiến”. Cống hiến là sự tự nguyện, tự giác đem sức lực, tài năng, trí tuệ của mình đóng góp cho lợi ích chung. Cống hiến là một đức tính cao đẹp có trong tâm trí con người. Sự cống hiến luôn ẩn chứa đức hy sinh vì một tình yêu mà con người muốn dâng hiến theo sự mách bảo của trái tim…Điều đáng trân trọng ở đây là người cống hiến không coi đó là sự hy sinh, mà xem đó như là việc phải làm, là “nghĩa vụ” và “nhu cầu” để được hành động, san sẻ…
Quang Tiến chụp ảnh cùng mẹ và em gái trong một chuyến đi du lịch.
Có thể thấy, trong đời sống, ở đâu, lĩnh vực nào, bao giờ cũng có sự cống hiến với vô vàn hình thức, cách thức… hiến dâng. Có người dành cả đời mình cho nghệ thuật. Người cống hiến cho thể thao; người trọn đời cống hiến cho khoa học. Người hết lòng vì Tổ quốc thiêng liêng… Có những cống hiến dễ nhận thấy, được ngợi ca, nhưng cũng có những cống hiến thầm lặng, lắng sâu tự đáy lòng… Điểm chung nhất, đó là sự hy sinh - sự hy sinh cao cả…
Trong thời bình hôm nay, chính những người trẻ đã noi theo các thế hệ đi trước, đã tự dặn lòng: “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”… Và họ tự đặt cho mình nhiệm vụ ra sức học tập, trau dồi kiến thức mọi mặt; không ngừng rèn luyện để hoàn thiện bản thân, tích cực tiếp cận những tiến bộ của thời đại, đem hết tinh thần và nhiệt huyết cống hiến cho quê hương, đất nước ngày một “sánh vai cùng các cường quốc năm châu”…
Bản thân mình là 1 người trẻ, mình đã tự xác lập cho mình lý tưởng, mục tiêu và lối sống lành mạnh, đúng đắn, văn minh về sự cống hiến. Gạt bỏ những lợi ích cá nhân, vị kỷ, tầm thường, hy sinh “cái tôi” của bản thân, đem hết tài năng, trí tuệ, sức lực của mình đóng góp cho xã hội. Mình tham gia vào các hoạt động có ích cho xã hội: Tình nguyện hỗ trợ chống dịch COVID - 19, Trồng cây gây rừng, Ủng hộ các vùng miền khó khăn, ...
Quê hương, đất nước luôn tự hào và hạnh phúc khi sự cống hiến vẫn luôn hiện diện ở mọi lúc, mọi nơi - nhất là khi “Đất nước chìm trong giông bão” thì lại trỗi lên tinh thần “đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên” với một sức trẻ tràn đầy nghĩa khí…
Là sinh viên năm nhất do tình hình dịch bệnh nên phải học trực tuyến tại nhà và chưa có cơ hội được gặp thầy, cô, bạn bè nên mình cảm thấy rất háo hức . Vì là 1 người năng động nên mình rất muốn học tập trực tiếp để tham gia các hoạt động trong trường để có thể giao lưu học hỏi từ các anh chị khóa trước, tập quen rời xa vòng tay của cha mẹ để sống tại Hà Nội đông đúc xô bồ. Sau khi ăn Tết Nguyên đán 2022 trường mình đã có công văn đi học trực tiếp và mình rất vui và háo hức để có thể lên trường học tập và thực hiện những ước mơ.
Ảnh chụp kỷ yếu tốt nghiệp THPT của Tiến và những người bạn cùng lớp.
Quang Minh đã quyết định mua căn hộ đầu tiên trong cuộc đời mình khi mới 21 tuổi. Căn hộ có giá hơn 2 tỷ đồng, rộng...
Nguồn: [Link nguồn]