Từ rửa bát thuê... đến sự nghiệp vững vàng

Sự kiện: Giới trẻ 2025

Phạm Thu Phương (sinh năm 1999, sống tại Hà Nội) tự đứng dậy sau biến cố lớn của gia đình. Bằng chính sự cố gắng, nỗ lực của bản thân cô gái trẻ đã vượt qua tất cả khó khăn để có một công việc, cuộc sống ổn định, là tấm gương truyền động lực cho nhiều người trẻ.

Phương vui vẻ với bộ ảnh ngoài trời của mình.

Phương vui vẻ với bộ ảnh ngoài trời của mình.

Giữa năm hai đại học, gia đình vỡ nợ vì công việc làm ăn không ổn định, toàn bộ tài sản mà gia đình Phương gầy dựng được đều mất sạch. Bố mẹ bỏ đi tỉnh khác lập nghiệp, mẹ Phương cũng vì thế mà sinh ra cùng quẫn dẫn đến trầm cảm. Bố mẹ bỏ đi mà không dẫn theo em trai đang học lớp 11, lúc này, Phương đang học đại học tại Hà Nội, vì sợ em dang dở chuyện học nên cô bạn đón em ra Hà Nội sống cùng.

Thời gian đó, cuộc sống vô cùng khó khăn, vất vả vì Phương không còn nhận khoản trợ cấp từ bố mẹ nữa. Phương rời ký túc xá của trường để ra tìm trọ sống cùng em trai. Tìm được chỗ trọ nhỏ khá xập xệ lợp bằng mái tôn, nằm sát ven sông Hồng nhưng đổi lại, chủ trọ không bắt đặt cọc và chỉ đóng theo tháng nên Phương mừng húm.

“Đến lúc tới ở thì đúng là khiếp sợ, nóng như đổ lửa và luôn bị côn trùng cắn, do xung quanh nhiều cây cối um tùm, thậm chí mưa to còn dột lênh láng”, Phương nhớ lại.

Thời điểm đó, cô nàng tìm hết việc này đến việc khác để làm miễn là kiếm ra tiền lo cho bản thân và cho em trai đi học, đỡ đần bố mẹ một phần, từ chạy tiệc cưới ở nhà hàng, phải đứng liên tục 12 tiếng đồng hồ, cho tới việc nhận làm bốc xếp sách thuê trong một kho đầy bụi bẩn, nóng nực... Thậm chí, Phương còn nhận việc rửa bát thuê, miễn là được trả tiền công luôn vào mỗi cuối tuần.

Suốt gần hai năm trôi qua, Phương luôn nỗ lực trong từng công việc. Có hôm, 5h sáng, Phương đạp xe tới khách sạn làm, 12h trưa vội vàng quay về đi học, tối chỉ kịp nhai vội miếng cơm rồi lại đi dạy thêm. Và cũng có hôm, Phương ôm bụng đói đi dạy luôn vì chẳng kịp ăn gì.

Phương chia sẻ: “Cũng có lúc tủi thân tới ứa nước mắt nhưng nhớ đến bố mẹ vất vả thì mình kìm lại. Mình tuyệt nhiên không muốn mang tiêu cực đến người khác”.

Phương thường tự set up từng buổi chụp của mình.

Phương thường tự set up từng buổi chụp của mình.

Trong khoảng thời gian khó khăn ấy, Phương thường tranh thủ đọc sách hay học thêm một thứ gì đó, rồi dần phát hiện bản thân yêu thích việc viết lách, chụp ảnh, quay video. Vào đợt nghỉ dịch đầu tiên, việc học và làm thêm đều đột nhiên bị dừng lại.

Lúc này, Phương học làm video, thiết kế hình ảnh để đăng lên kênh YouTube, TikTok. Do còn nhiều lỗi sai và chưa có kinh nghiệm nên sản phẩm của Phương được ít người xem. Bạn bè thậm chí còn chê bai nhưng cô nàng lấy đó làm động lực để cố gắng.

Phương luôn giữ tinh thần lạc quan trong cuộc sống.

Phương luôn giữ tinh thần lạc quan trong cuộc sống.

Phương kể lại, chẳng có tiền mua đồ đạc nên mình phải xin những tấm gỗ, tấm bìa cũ người ta bỏ đi hay thậm chí đi ngang qua bãi rác thấy bó hoa khô đẹp cũng nhặt về chụp ảnh. Rồi Phương chủ động đi hỏi bạn bè, mày mò học chỉnh sửa video, lắng nghe góp ý của mọi người để tiến bộ từng ngày

“Có khi đang tìm tòi học thì laptop hỏng, mình đánh liều đi vay mỗi người bạn một ít tiền để mua máy mới làm việc được suôn sẻ hơn”, Phương tâm sự. Viết lách thì Phương chia sẻ, bản thân có sự yêu thích từ hồi đi học, hay thích viết truyện ra vở cho bạn bè đọc, sau này thì cô nhận viết bài review cho các công ty sách, các trang thông tin điện tử.

Từ rửa bát thuê... đến sự nghiệp vững vàng - 4

Dự định phía trước của Phương là tiếp tục học hỏi, phát triển công việc hiện tại và các kênh của mình. Bên cạnh đó, Phương dạy học miễn phí và tham gia các hoạt động tình nguyện.

Sau nhiều cố gắng, Phương cũng có những quả ngọt đầu tiên. Những tấm ảnh chụp dần được khen ngợi hơn, kênh TikTok, YouTube cũng có nhiều người theo dõi, lượt đăng ký và nội dung được đón nhận nhiều hơn. Bắt đầu có được những liên hệ về các công việc lâu dài như chụp ảnh, editor… thu nhập dần tăng lên. Đến nay, Phương cũng đã chính thức trở thành một Marketing Executive tại một công ty lớn.

9X xứ Thanh khởi nghiệp thành công với mô hình vườn rừng bản Thổ

Ấp ủ mơ ước được lập nghiệp trên chính quê hương mình, Nguyễn Lê Ngọc Linh đã từ bỏ việc làm trên thành phố về...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Như Khánh ([Tên nguồn])
Giới trẻ 2025 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN