Từ những cái chết của trẻ khi đưa đón bằng xe máy, cảnh báo điều cha mẹ nhất định cần nằm lòng

Tai nạn khiến bé trai tử vong ở cầu Mai Động (Hà Nội) khi người nhà đèo bằng xe đạp điện va chạm với xe bán tải mới đây thêm lần nữa nhắc nhở sự bất cẩn của người lớn. Khi đưa đón bằng xe máy với trẻ nếu không muốn tai nạn thương tâm, cha mẹ nhất định nằm lòng điều này.

Những cái chết đau lòng vì bất cẩn

Cái chết của bé trai 15 tháng tuổi ở trên cầu Mai Động (phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) những ngày này khiến nhiều người đau lòng. Như đã thông tin, bé trai được ông chở đi bằng xe đạp điện lưu thông về hướng cầu Mai Động, đến ngã tư bất ngờ va chạm với ô tô bán tải đi cùng chiều. Hậu quả vụ tai nạn khiến bé trai tử vong tại chỗ, ông của bé bị thương nặng.

Tai nạn khi lưu thông bằng xe máy, xe đạp điện đèo trẻ như cái chết của bé trai 15 tháng tuổi này không phải là hiếm gặp. Theo Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, tỉ lệ tai nạn giao thông ở trẻ em có xu hướng tăng qua các năm. Mỗi năm trung bình có đến 2.000 trẻ bị tử vong do tai nạn giao thông.

Hiện trường vụ tai nạn. Ảnh TL

Hiện trường vụ tai nạn. Ảnh TL

Việc tham gia giao thông trên đường không thể lường trước được những sự cố, tai nạn có thể xảy ra với mình. Song nhiều bậc cha mẹ, người lớn chở trẻ bằng xe máy lại sơ suất đặt trẻ vào những tình huống nguy hiểm. Các phương tiện truyền thông đã từng đăng tải rất nhiều những thông tin rùng mình về cách đèo con nhỏ bằng xe máy của người lớn. Và chỉ vì sự bất cẩn của người lớn, không ít trẻ nhỏ đã phải bỏ mạng đáng tiếc.

Như trước đó có trường hợp ở Mê Linh (Hà Nội), một bé gái 2 tuổi cũng đã tử vong vì tai nạn giao thông. Khi đó, bà nội chở bé đằng sau xe đã cố đi sát vào mép đường do đoạn đường có nhiều phương tiện qua lại. Nhưng do đường trơn trượt cộng với việc bé không chịu ngồi yên, tay lái bà loạng choạng ngã xuống đường khiến bé văng khỏi xe một đoạn. Không may lúc đó chiếc xe taxi lao tới không kịp phanh đã chèn qua người, bé gái tử vong tại chỗ trước sự chứng kiến đau đớn của người bà và nhiều người đi đường.

Hay trên diễn đàn Otofun cách đây không lâu có đưa khoảnh khắc một vụ tai nạn giao thông khiến nhiều người thót tim xảy ra tại tuyến đường tỉnh lộ 422 địa phận xã Tân Lập, huyện Đan Phượng, TP. Hà Nội. Một người mẹ chở con nhỏ đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, khi tránh một xe máy phía trước loạng choạng tay lái làm em bé đang ngồi phía sau rơi xuống đường và suýt nữa đã bị xe tải cán lên người. May mắn xe tải đã phanh kịp.

Cách bảo vệ trẻ khỏi rủi ro khi đưa đón bằng xe máy

BS Trần Anh Thắng – Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội cho rằng, ở trẻ nhỏ chưa đủ nhận thức hiểu hết an toàn giao thông nên chỉ thiếu sót nhỏ cũng gây hệ quả. Trẻ sẽ phụ thuộc vào cả người lớn. Bởi vậy để tránh rủi ro với trẻ, quan trọng nhất vẫn từ ý thức của người lớn. Bất cẩn trong lúc tham gia giao thông, nhiều trẻ gặp tai nạn khi tham gia giao thông cùng người lớn. Trẻ khi bị tai nạn đa phần hay bị đa chấn thương, trong đó chấn thương sọ não chiếm tỷ lệ cao nhất. Nếu không được cấp cứu kịp thời rất nguy hiểm đến tính mạng, may mắn sống sót có trẻ lại tàn tật suốt đời.

Theo khuyến cáo của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, để tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra khi lưu thông cùng bé trên đường, mọi người cần nhớ:

+ Điều đầu tiên khi chở trẻ nhỏ trên xe máy, người lớn cần tuyệt đối chấp hành đúng luật lệ giao thông. Không để trẻ ngồi một mình ở đằng sau vì trẻ hiếu động không ngồi yên nên nguy cơ để tai nạn cao.

+ Không để trẻ đứng trên xe vẫn còn nổ máy. Để trẻ ngồi trước xe phải có đai thắt an toàn, không dùng loại ghế để hờ trên xe.

+ Với trẻ từ 6 tuổi trở lên cần đội mũ bảo hiểm. Khi đi trên đường hàng ngày , chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều hình ảnh các bậc phụ huynh khi đi xe máy, đạp điện… không có đội mũ bảo hiểm cho con. Điều đó sẽ rất nguy hiểm nếu chẳng may xảy ra va chạm giao thông.

Trẻ đi xe rất dễ ngủ gật

Trẻ đi xe rất dễ ngủ gật

Khi lưu thông trên đường, có rất nhiều điều bất ngờ xảy ra mà chúng ta khó có thể lường được. Chẳng hạn như trẻ dễ bị ngã khi ngồi sau xe vì chúng hay ngủ gật. Yên xe của các loại lại khá rộng, sự cân bằng phụ thuộc chủ yếu vào đôi tay và tư thế ngồi khi đôi chân chưa thể kẹp vào yên nên trẻ thường ngồi lệch sang một bên. Trên đường lưu thông chỉ cần xe bị xóc hay cha mẹ đột ngột thay đổi tốc độ, nguy cơ trẻ ngã khỏi xe rất lớn.

Hay như khi dừng xe, nhiều người lớn vô tình chủ quan hoặc có thói quen không tắt máy. Khi xuống, trẻ hay có xu hướng cầm vào tay ga nên nếu phải xe tay ga rất nguy hiểm. Bởi vậy, dừng xe cần lập tức tắt máy, rút chìa khóa rồi mới cho trẻ xuống xe. Với xe số cần dừng hẳn, quay về số 0 rồi tắt máy tránh trường hợp xe rồ máy lao đi. Ngoài ra, để an toàn cho trẻ, trong quá trình di chuyển, người lớn cần thường xuyên nhắc trẻ để xa chân hơn bánh xe để tránh nguy cơ bị kẹp.

Trẻ em trầm cảm rồi tự tử, bố mẹ phải tuyệt đối tránh sai lầm này

Vừa qua đã liên tiếp xuất hiện trẻ em tự tử với nguyên nhân từ bố mẹ. Vậy nên, các phụ huynh cần có những kỹ năng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hà My ([Tên nguồn])
Những chuyện gia đình Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN