Tự kỷ luật bằng việc tiết kiệm tiền, tôi nhận ra vô số bài học có giá trị

Kiếm tiền phụ thuộc vào khả năng, tiêu tiền phụ thuộc vào sự khôn ngoan và tiết kiệm tiền phụ thuộc tính kỷ luật của bản thân.

Thái độ của một người đối với tiền bạc cũng là một thái độ đối với cuộc sống. (Ảnh minh họa)

Thái độ của một người đối với tiền bạc cũng là một thái độ đối với cuộc sống. (Ảnh minh họa)

Có người cả đời làm việc chăm chỉ nhưng cuối đời vẫn sống trong cảnh túng quẫn thiếu trước hụt sau. Trong khi đó, có người dành nửa cuộc đời còn lại để sống thảnh thơi, chỉ vì họ đã lên kế hoạch chi tiêu tài chính từ rất sớm.

“Không quan trọng bạn kiếm được bao nhiêu tiền, quan trọng là số tiền bạn tiết kiệm được bao nhiêu sau khi chi tiêu”. Bạn biết đấy, tiết kiệm tiền không đơn giản như “bỏ heo đất”. Nó biểu hiện rất nhiều thứ, trong đó thể hiện rõ mức độ kỷ luật của một người. Nếu bạn muốn cải thiện cuộc sống sau này của mình, hãy bắt đầu từ việc tiết kiệm tiền.

Tại sao một số người dù chăm chỉ làm việc vẫn sống rất khổ cực?

Thông thường, những người lương thấp thường bị nói kiểu “không chịu khó làm việc”, “không đủ kiên trì”, “thích nhảy việc lung tung”, “lười biếng chỉ thích công việc nhàn”

Nhưng trên thực tế, có một số người dù sẵn sàng lao đầu vào công việc nhưng không phải lúc nào số tiền kiếm được cũng tỷ lệ thuận với nhau.

Những người bán hàng rong đường phố, hằng ngày phải dậy sớm, lang thang khắp các con đường ngõ hẻm để mưu sinh đến tối mịt mới về nhà.

Những người bán hàng dựng sạp trong chợ quanh năm chịu nóng nực, kiếm vài đồng lẻ đủ sống qua ngày.

Những người làm việc ngoài trời, chịu mưa chịu gió, bất chấp nguy hiểm để làm những công việc nặng nhọc.

Những người công nhân tăng ca suốt ngày, ngồi một chỗ trong các dây chuyền lắp ráp.

Họ làm việc không đủ chăm chỉ sao? Họ đều là những người làm việc rất chăm chỉ và vất vả nhưng vẫn không có được cuộc sống mà mình hằng mong muốn. Có một sự thật rằng, nếu một người sẵn sàng lao vào kiếm tiền, họ cũng cần phải học cách tiết kiệm tiền. Nếu không biết tiết kiệm, tiền làm ra bao nhiêu tiêu bấy nhiêu, cuối cùng cuộc sống vẫn là những chuỗi ngày tạm bợ trôi qua, chẳng mấy chốc tuổi già ập tới khi trong tay vẫn không có gì.

Có lẽ những người như vậy thuộc số đông trong xã hội, họ sống dựa vào tiền lương hằng tháng. 1 tháng lương khó có thể thỏa mãn cuộc sống mà họ mong muốn.

Một người không tự chủ về tiền bạc, mọi cố gắng đều vô ích

Ai cũng có khát khao được tự do tài chính nhưng chỉ có số ít người thực hiện được. Khi có tiền trong tay, muốn làm gì thì làm, sống thoải mái vô ưu vô lo. Tuy nhiên, bạn sẽ nhận ra có một sự thật rằng:

- Những người giàu có không nhất thiết phải có tự do.

- Những người thực sự biết tự do là gì, họ thường giỏi kiếm tiền và tiết kiệm.

- Những người không biết tự do là gì, dù có tiền, họ cũng chỉ dùng tiền để mua tự do.

Ví dụ, một người muốn cải thiện bản thân bằng cách bỏ ra một số tiền lớn để đăng ký các lớp học trực tuyến với hi vọng rằng, mình có thể đạt được điều gì đó thông qua việc chi trả tiền. Có không ít người đã bỏ cuộc sau khi tham dự lớp học được vài buổi hoặc có người học xong rồi nhưng chẳng áp dụng được gì vào thực tế.

Gốc rễ vấn đề ở đây chính là họ không đủ tự giác, nghĩ rằng chỉ cần có tiền sẽ giải quyết được vấn đề. Nếu thực sự muốn học hỏi những kỹ năng mới, họ sẽ chủ động tìm kiếm kiến thức thông qua sách vở, internet và ngày đêm chăm chỉ học hành.

Khi một người hiểu sâu sắc tầm quan trọng của đồng tiền, họ sẽ không tiêu tiền một cách dễ dàng. Những người hiểu được giá trị của đồng tiền, biết tiết kiệm và chi tiêu đúng đắn sẽ đối phó được những vấn đề xảy ra bất ngờ trong cuộc sống.

Hãy tiết kiệm tiền để tiêu tiền một cách đúng đắn

Kiếm tiền là để sống một cuộc sống tốt đẹp. Tiết kiệm tiền là để cuộc sống được đảm bảo hơn.

Nhìn bề ngoài, giữa tận hưởng cuộc sống và tiết kiệm tiền bạc có một sự mâu thuẫn không hề nhỏ. Vì muốn tận hưởng cuộc sống nên đương nhiên cần tiêu tiền, kết quả bạn lại chẳng thể tiết kiệm được tiền. Ngược lại, nếu tiết kiệm tiền, khó có thể tận hưởng cuộc sống.

Lấy một ví dụ như thế này để bạn có thể hình dung được vấn đề:

A là một người nghiện mua sắm, ngày nào cũng phải nhận 3,4 đơn hàng gửi tới. Hầu hết đồ mà A mua đều là thức ăn vặt, quần áo và nhiều thứ rất linh tinh. Khi trò chuyện, mọi người đều thắc mắc tại sao A không tiết kiệm tiền mà mãi tiêu xài hoang phí như vậy, tiền đâu mà kết hôn, phụng dưỡng bố mẹ hay lúc có ốm đau bệnh tật sẽ như thế nào.

Đáp lại điều này, A cho rằng những việc xui xẻo là chuyện của tương lai. Giả sử sau này xảy ra tai nạn gì, lúc đó có muốn tiêu tiền cũng không thể được.

Ở một mức độ nào đó, những lời nói của A cũng chứng tỏ đây là một người sống với thái độ lạc quan. Tuy nhiên, cuộc sống là một quá trình liên tục, nếu cứ suốt ngày nghĩ ngày mai nếu mình gặp tai nạn rồi không tiêu được tiền, vậy nên cứ làm đồng nào tiêu hết đồng đó để “hưởng thụ”, thực sự rất khó chấp nhận được. Một người như A trên thực tế không hẳn hưởng thụ đúng nghĩa, bởi mỗi khi nhìn vào tài khoản của mình, A lại lo lắng nhưng rồi cảm giác này nhanh chóng trôi qua. A hoàn toàn không có ý thức về việc kỷ luật bản thân với chuyện tiền bạc.

Tận hưởng cuộc sống là một điều lâu dài và kèm theo đó là sự an tâm trong tâm hồn. Như A tiêu tiền theo cách tận hưởng cuộc sống nhưng khi thấy hết tiền lại sốt ruột lo lắng.

Đối với một người có ý thức được tiền bạc quan trọng như thế nào, họ sẽ xem điện thoại như công cụ liên lạc, không cần chạy theo xu hướng. Chạy bộ cũng là bài tập thể dục rất tốt thay vì bỏ tiền triệu vào các tấm thẻ tập gym theo năm. Muốn học thứ gì đó trước tiên tìm hiểu trên internet, mọi thứ đều miễn phí.

Có quá nhiều người chi tiêu vào những thứ không cần thiết. Warren Buffett từng nói: “Nếu bạn mua một thứ gì đó không cần thiết, chẳng bao lâu nữa bạn sẽ phải bán những thứ cần thiết đó”. 80% những thứ chúng ta mua thực sự không cần thiết trong cuộc sống.

Một người không nói đến tiền sẽ không bao giờ trưởng thành. Một người không hiểu tầm quan trọng của việc tiết kiệm tiền cũng tương tự như vậy.

Tiết kiệm tiền không có nghĩa hủy hoại cuộc sống. Thực ra tận hưởng cuộc sống không cần tiêu nhiều tiền mà là thái độ sống tích cực từ trong ra ngoài.

Mức độ tự kỷ luật cao nhất của một người bắt đầu từ việc tiết kiệm tiền. Nếu có một khoản tiền tiết kiệm, dự trù thì bạn sẽ tự tin đối phó được với những tình huống bất ngờ xảy ra.

10 cách tiết kiệm tiền hàng đầu của giới nhà giàu

Bên cạnh sự khoe khoang độ giàu có của mình, một số người giàu còn có những cách tiết kiệm tiền đến mức khó tin.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng ([Tên nguồn])
Người trẻ suy ngẫm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN