Trượt đại học: "Cơ hội nhìn lại chính mình"

Bởi lẽ, trượt đại học mở ra những cơ hội lớn mà không phải ai cũng thấy.

Trượt đại học: "Cơ hội nhìn lại chính mình" - 1

Các sĩ tử trên cả nước vừa trải qua kỳ thi THPT Quốc gia 2019 

Cánh cửa đại học là bước ngoặt quan trọng của các học sinh sau 12 năm miệt mài đèn sách. Vì kỳ vọng lớn lao của gia đình và chính bản thân mà trượt đại học đôi khi bị xem là thất bại lớn trong đời, thậm chí, nhiều người trẻ còn bị khủng hoảng và khó tìm ra cách vượt qua cú sốc này.

Trượt đại học có thật sự là thất bại lớn đến thế? Không hề! Thậm chí, có người còn gửi lời chúc mừng đến các sĩ tử trượt đại học 2019. Đó là thạc sĩ Vũ Chí Thành – Giám đốc Cao đẳng FPT Polytechnic. 

Cùng thầy Vũ Chí Thành trao đổi nhiều thêm về những cánh cửa khác người trẻ có thể đi nếu như trượt đại học.

Nhiều người trẻ bị khủng hoảng và xem trượt đại học là cú sốc khó vượt qua. Theo anh, nên nhìn nhận thế nào cho đúng về việc đỗ, trượt đại học?

Thi tốt nghiệp THPT Quốc gia đơn giản chỉ là một kỳ thi cuối cấp. Kết quả của kỳ thi này không phản ánh toàn bộ quá trình 12 năm đèn sách của sĩ tử mà chỉ phản ánh phần nào về sức học của các em.

Có rất nhiều yếu tố ngoại cảnh tác động đến kết quả kỳ thi như áp lực xã hội về việc học đại học, áp lực và kì vọng của gia đình về kết quả thi, sự chuẩn bị ôn tập của sĩ tử và thực tế làm bài tại ngày thi…

Hãy xem đó là một kì thi thử sức và kết quả không phản ánh người này giỏi hơn người kia. Bạn vẫn là chính bạn và cơ hội cho bước tiếp theo vẫn còn nguyên vẹn. Kể cả bạn nhất định phải vào một trường đại học nào đó thì năm sau vẫn có thể thi lại.

Trượt đại học có thực sự là thất bại khó vượt qua của người trẻ? (ảnh minh họa)

Trượt đại học có thực sự là thất bại khó vượt qua của người trẻ? (ảnh minh họa)

Một kỹ sư trượt đại học từng chia sẻ: “Không phải sống chết để đỗ đại học vì đó chỉ là nơi tích lũy kiến thức, thực hiện ước mơ, hoài bão. Trước khi đỗ đại học bằng mọi cách thì bạn nên trả lời câu hỏi “Tại sao phải đỗ đại học”. Anh nghĩ sao về chia sẻ này?

Câu hỏi này có rất nhiều hàm ý. Đại học, cao đẳng hay du học cũng chỉ là 1 trong nhiều cách để bạn quyết định nghề nghiệp, cuộc sống sau này. Bạn cần suy nghĩ rất kĩ để xác định mục tiêu đúng đắn của mình cho chặng đường học tập sau trung học phổ thông, dựa trên sự đam mê, năng lực của bản thân và nhu cầu của xã hội.

Thực tế cho thấy, đa phần các bạn trẻ đều bị hoang mang về tương lai khi trượt đại học. Vậy nếu chẳng may trượt đại học thì các bạn trẻ nên làm gì tiếp theo thưa anh?

Đầu tiên, các bạn trẻ nên nhìn thẳng vào kết quả đó và rút ra bài học cho chính mình. Bài học có thể liên quan đến việc đặt mục tiêu, sự chuẩn bị và cố gắng cho một kì thi…

Hoặc các bạn phải trân trọng những cơ hội khác mở ra trước mắt mình chứ không nên cho rằng, trượt đại học là thất bại lớn mà suốt ngày gặm nhấm nỗi đau. Nếu các bạn rút ra được bài học thì việc học tập và làm việc sau này của các bạn sẽ có khả năng thành công cao hơn thay vì đau khổ và hoài niệm về những thứ không đạt được trong quá khứ.

Tiếp đến, các bạn trẻ hãy trân trọng và xem xét những cơ hội khác mở ra ngay trước mắt mình. Hãy bình tĩnh suy nghĩ và lựa chọn con đường nghề nghiệp mà mình sẽ theo đuổi, hình dung ra tương lai của mình và thực hiện với 100% cam kết với định hướng đó.

Vậy cụ thể thì có những lựa chọn, những con đường nào ngoài việc học đại học mà các bạn trẻ có thể hướng tới để thiết kế tương lai cho mình, thưa anh?

Các bạn có thể học nghề hoặc đi du học.

Hiện nay, hệ thống giáo dục nghề nghiệp đang rất phát triển và có uy tín do chú trọng liên kết với doanh nghiệp và đạo tạo theo hướng thực hành bám sát thị trường với thời gian đào tạo ngắn từ 6 tháng tới 3 năm.

Theo thống kê mới nhất của Tổng Cục dạy nghề (3/2019) thì tỉ lệ sinh viên có việc làm tại các trường nghề lớn hơn 80%, rất nhiều trường tỉ lệ này là trên 95%. Nhiều sinh viên tự tin và tự hào khi trở thành thành viên của các trường nghề uy tín trên khắp cả nước.

Nếu đi du học, các bạn cần bàn bạc cùng gia đình về yếu tố tài chính. Tài chính đủ rồi thì các bạn cũng cần phải rất bản lĩnh bởi khi ra nước ngoài, tính độc lập tự chủ của bạn phải luôn trong trạng thái rất cao vì có thể bạn sẽ bị sa ngã vào những cám dỗ khác ngoài học tập, gây lãng phí thời gian, công sức và tiền bạc của gia đình.

Còn một con đường khác như tôi đã nói ở trên, nếu nhất định muốn vào đại học thì các bạn có thể quyết tâm thi lại vào năm sau. Chậm 1 năm thì chắc thêm 1 năm.

Thạc sĩ Vũ Chí Thành cho rằng, THPT Quốc gia thực chất chỉ là một kỳ thi thử 

Thạc sĩ Vũ Chí Thành cho rằng, THPT Quốc gia thực chất chỉ là một kỳ thi thử 

Đôi khi, những bạn trẻ trượt đại học chưa kịp lo lắng cho tương lai của mình đã phải sợ hãi nỗi thất vọng của bố mẹ, sự dè bỉu của bạn bè, mọi người xung quanh. Họ nên làm gì để vượt qua áp lực này và bước tiếp?

Đơn giản là đối mặt. Bạn hãy coi đây là cơ hội để thể hiện khả năng và lựa chọn của mình. Hãy chứng minh bằng nỗ lực học tập không ngừng ở môi trường học tập khác không phải đại học và sự thành công trong công việc sau khi ra trường.

Nhiều người thành công trên thế giới đâu cần học đại học. Có rất nhiều cơ hội đang chờ bạn, cần tiến lên, nắm lấy nó và thể hiện mình. Bạn thành công chính là minh chứng cho lựa chọn của bạn.

Cũng có người nói rằng, trượt đại học không phải thất bại mà còn là cơ hội. Theo anh, có những cơ hội gì từ việc trượt đại học?

Nếu người cứ lúc nào cũng thành công thì khi gặp thất bại họ rất yếu ớt. Tôi chúc mừng bạn trượt đại học, bạn đã có cơ hội để mạnh mẽ bước tới những lựa chọn khác để cũng đến với thành công.

Tôi chứng kiến khá nhiều sinh viên FPT Polytechnic, họ trượt đại học và vào trường như là một lựa chọn bất đắc dĩ. Nhưng qua sự rèn luyện, được định hình về thái độ với cuộc sống, đa phần sinh viên đã thay đổi rất mạnh mẽ.

Họ trở thành những sinh viên năng động, tự tin, dám chấp nhận thách thức trong học tập và mỗi dịp trở về trường cũ, chúng tôi được chứng kiến nhiều tấm gương thành công trong công việc đến từ mọi miền tổ quốc. Niềm vui của người làm đào tạo chính là sự thành công của các sinh viên khi ra trường.

Các bạn trẻ còn rất nhiều lựa chọn khác nếu như trượt đại học (ảnh minh họa)

Các bạn trẻ còn rất nhiều lựa chọn khác nếu như trượt đại học (ảnh minh họa)

Có một con đường mà nhiều bạn trẻ sau khi trượt đại học đã hướng tới, đó là đi học nghề. Theo anh, chọn nghề nên theo năng lực hay đam mê?

Năng lực đảm bảo bạn có thể học được nghề đó hay không, vậy trước tiên cần có năng lực. Nhưng trong năng lực thì cần sự nỗ lực liên tục để cải thiện và hoàn thiện năng lực của bản thân.

Có năng lực, bạn sẽ học được nhưng nếu bạn không có đam mê thì khi vấp ngã bạn khó có thể vực dậy. Như vậy đam mê đảm bảo thành công lâu dài cho bạn.

Ngoài ra thì nhu cầu xã hội cũng rất quan trọng. Bạn cần có năng lực, có sự đam mê và cái bạn theo đuổi xã hội phải có nhu cầu thì bạn mới có thể phát triển được.

Các bạn cần hài hoà giữa năng lực, sự đam mê và nhu cầu xã hội.

Chọn một nghề nghiệp để theo đuổi ở tuổi 18 không phải chuyện dễ dàng. Các bạn trẻ nên tìm sự giúp đỡ từ đâu?

Bạn hãy nhìn xung quanh bạn những người thành đạt, tìm cách nói chuyện với họ, bạn sẽ nhận được những lời khuyên tích cực. Hoặc đơn giản chỉ đọc 1 vài cuốn sách, vận động hoặc chơi thể thao nhẹ nhàng để tâm hồn thư thái. Khi bạn thấy thoải mái rồi hãy tìm những lựa chọn học tập khác và quyết định tương lại chính bạn.

Ngay cả các bậc phụ huynh cũng nên thay đổi tư duy về việc con cái đỗ, trượt đại học. Họ nên có thái độ thế nào và nên làm gì nếu như con mình trượt đại học thưa anh?

Hãy động viên con, cùng con tìm hiểu về các cơ hội học tập khác. Đây là lúc bạn cần ở bên con và khích lệ con nhiều nhất. Con cần sự tin tưởng cửa bạn hơn lúc nào hết.

Chân thành cảm ơn những chia sẻ của anh!

Dân mạng “đổ gục” trước nữ sinh xinh đẹp trong buổi thi Tiếng Anh

Mang trong mình ba dòng máu Thái, Trung, Việt, Thiên Trang gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lạ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hạ Nhiên ([Tên nguồn])
Giới trẻ 2024 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN