Trước khi cho người khác vay tiền, bạn phải tuyệt đối nhớ 4 điều này!
Nói đến vay tiền, chắc hẳn ai cũng từng đi vay một lần trong đời, nhưng những rắc rối kèm theo đó khiến bạn ăn không ngon ngủ không yên.
Vay tiền mang lại rất nhiều rắc rối cho cả 2 bên. (Ảnh minh họa)
Bạn phản ứng thế nào khi một người bạn hoặc đồng nghiệp muốn vay tiền? Trong hầu hết các trường hợp, mọi người sẽ lưỡng lự giữa việc có nên cho vay hay không. Cuộc đời không thể tránh khỏi những lúc thiếu trước hụt sau, việc muốn vay tiền của người quen cũng không có gì quá ngạc nhiên. Thế nhưng, có những người lại "quên" sau khi vay tiền, hoặc có người lừa đảo dưới danh nghĩa vay tiền người quen.
Mỗi khi nhắc tới chuyện vay tiền, cả người vay và người cho vay đều cảm thấy xấu hổ. Làm sao để tránh những rắc rối phát sinh do vay tiền, bạn có thể tham khảo một số lời khuyên từ những luật sư sau đây.
Dùng lý trí, dám nói không với việc vay tiền
Luật sư Nhậm Tú Phù, công ty luật Zhongxiao, Trung Quốc cho hay: "Nguyên tắc cho vay tiền là để giúp đỡ những trường hợp khẩn cấp chứ không phải để cứu người nghèo. Đừng cho người khác vay tiền một cách dễ dàng và cũng đừng dễ dàng vay tiền từ người khác".
Việc giúp đỡ nhau những lúc khó khăn khẩn cấp là việc tốt. Tuy nhiên, khi đối mặt với việc vay tiền, bạn cần ý thức được những rủi ro nhất định. Điều này có lợi cho việc nâng cao ý thức tự bảo vệ bản thân và cũng có lợi cho việc thay đổi quan điểm về việc vay tiền của người khác.
Cho dù vấn đề của người ta có cấp bách đến thế nào, bạn cũng cần phải học cách bình tĩnh suy nghĩ bởi, nếu vội vàng sẽ dễ đưa ra những quyết định không sáng suốt, từ đó dẫn tới nhiều rắc rối sau này.
Ở đây, nên thiết lập nguyên tắc vay tiền là để cứu nguy chứ không phải giúp thoát nghèo. Nếu có ai đó thực sự trong tình huống khẩn cấp, nên giúp đỡ họ kịp thời. Dù rằng, sau này họ có trả tiền chậm, nhưng việc cho vay đúng thời điểm có thể thay đổi vận mệnh của cả đời họ.
Điều cần cẩn thận là cứu người nghèo, nếu đối phương cứ quấy rầy bạn, vay tiền nhiều lần, xem ra điều kiện sống của họ vẫn không được cải thiện chút nào. Trước hết bạn phải kiềm chế được sự đồng cảm quá lớn của mình. Bạn phải biết rằng, việc cho những người như vậy vay tiền một cách mù quáng, không những không làm giảm bớt tình thế khó xử mà còn dễ nảy sinh tính ỷ lại, lười biếng.
Cân nhắc cho vay đúng đối tượng
"Đứng cho vay, quỳ đi đòi" là lý do khiến nhiều người không muốn cho người khác vay tiền. Nói về tình trạng này, ông Giang Bân, luật sư tại Công ty luật Glory, Trung Quốc đưa ra 3 nguyên tắc để giảm thiểu rủi ro khi vay và trả tiền.
- Phụ thuộc vào người cho vay
Bạn bè là đối tượng vay tiền dễ gây ra tranh cãi nhất. Khi cho bạn bè vay tiền, nguy hiểm lớn nhất không phải là tiền mất tật mang, mà là sẽ mất đi tình bạn giữa 2 người. Vì vậy, cần xem xét mối quan hệ thân quen và uy tín của người vay.
- Xem xét mục đích vay tiền để làm gì
Vay tiền mua nhà, mua xe tại sao không tìm đến ngân hàng. Dù vay tiền gấp nhưng bạn cần hiểu rằng, một khoản vay lớn không thể hoàn trả ngay được.
- Nghiêm túc suy nghĩ về số tiền cho vay
Nếu đối phương thực sự cần gấp tiền, bạn không muốn cho vay thì lại khiến cả 2 bên khó xử. Tùy vào số tiền mà họ muốn vay, khả năng trả nợ vào thời gian nào, bạn cần suy nghĩ về số tiền mình nên cho họ vay.
Có bằng chứng cho vay tiền
Luật sư Nhậm Tú Phùng chia sẻ: "Việc cho người khác vay tiền cần có đủ bằng chứng để sau này còn dễ đòi lại".
Nếu bạn quyết định cho người khác vay tiền sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, bạn cần thu thập bằng chứng cần thiết để đảm bảo đối phương có thể trả nợ cho mình. Trước tiên là yêu cầu viết giấy cam kết, họ tên, số CMND, số tiền vay, ngày trả nợ, ký tên và công chứng.
Tùy vào từng trường hợp vay mà có những hình thức bảo đảm nhất định, chẳng hạn như người bảo lãnh, tài sản thế chấp, cầm cố..., tất cả đều phải "giấy trắng mực đen", rõ ràng càng nhiều càng tốt.
Vay tiền từ tổ chức, công ty
Phải làm gì khi không thể vay tiền từ người thân? Trên thực tế ngoài gia đình, bạn bè, có rất nhiều tổ chức tài chính sẽ cho bạn vay. Dù bạn muốn vay nhiều hay ít, chỉ cần chứng minh được khả năng chi trả là có thể vay được. Tốt hơn hết bạn nên vay từ ngân hàng hoặc công ty tín chấp, điều này có thể giúp bạn thoát khỏi tình thế khó xử khi vay người thân và có tiền để xử lý công việc của mình.
Luật sư Giang Bân nói: "Vay tiền từ các tổ chức tài chính sẽ không cần phải nhờ vả người thân". Thông qua công ty tài chính, việc vay tiền trả lãi sẽ tránh được nhiều tranh chấp vay mượn, rắc rối giữa những người quen biết. Sau đây là 4 kênh cho vay bạn có thể tham khảo.
- Ngân hàng
Đầu tiên là ngân hàng, nơi có nhiều phương thức vay để bạn lựa chọn. Hiện nay, vay vốn ngân hàng nói chung được chia thành 3 loại là vay tín chấp, vay cầm cố và vay thế chấp. Mỗi phương thức đều có những đặc điểm riêng, người vay có thể vay linh hoạt tùy theo điều kiện kinh tế và tình hình sử dụng vốn của mình.
- Cầm đồ
So với các thủ tục rườm rà và thời gian dài hơn của các ngân hàng, cho vay cầm đồ có đặc điểm là “ngắn, gọn, lẹ”, ưu điểm lớn nhất là thời gian làm giấy tờ ngắn, tốc độ xử lý nhanh, đáp ứng được nhu cầu cấp vốn gấp. Nhưng nhược điểm là lãi suất cầm đồ tương đối cao, lãi suất hằng tháng khoảng 3%, phù hợp với các khoản vay ngắn hạn.
- Hợp đồng bảo hiểm
Thời gian cho vay của một công ty bảo hiểm nói chung là 6 tháng, số tiền vay không vượt quá 70% giá trị tiền mặt của hợp đồng, lãi suất thường là lãi suất chuẩn của ngân hàng đối với tín dụng tiêu dùng trong cùng thời kỳ.
So với vay ngân hàng, thủ tục vay cầm cố hợp đồng bảo hiểm tương đối đơn giản. Sau khi vay cầm cố, hợp đồng vẫn có giá trị bình thường.
- Thẻ tín dụng
Đối với việc vay một số tiền nhỏ, bạn cũng có thể ứng tiền mặt bằng thẻ tín dụng với một khoản lãi nhỏ.
Bạn trai vay tiền 7 tháng không trả, cô gái bất đắc dĩ nhắn tin đòi thì bị chỉ trích là thực dụng, vật chất.
Nguồn: [Link nguồn]