Trào lưu bóp mặt bé như món sushi ở Nhật gây tranh cãi
Những hình ảnh bóp mặt em bé đã được các cha mẹ đăng tải và truyền cho nhau thu hút nhiều sự chú ý và bàn tán của cư dân mạng.
Mới đây, một trào lưu của các bậc cha mẹ khoe ảnh bóp mặt em bé của mình đang dậy sóng khắp Instagram.
Được biết, trào lưu này lấy ý tưởng từ việc bóp nắm cơm sushi ở Nhật Bản, bắt nguồn từ nghệ sĩ hài kịch người Nhật Masahiro Ehara, cũng đang là một ông bố.
Em bé ngủ ngon lành khi bố làm trò.
Ban đầu là những hình ảnh kèm với những video về con gái của Masahiro được chính anh đăng tải trên Instagram hồi tháng 6, sau đó đã được nhiều người thích thú làm theo và chính thức tạo nên một "cơn sốt".
Theo đó, tham gia trào lưu này, nhiều bậc cha mẹ sẽ dùng tay bóp mặt con thành hình tam giác, hoặc những hình thù bất kỳ và sau đó đăng tải trên mạng.
Đã có nhiều bậc cha mẹ trên thế giới hào hứng đăng ảnh bóp mặt em bé của họ lên trang cá nhân, và cũng nhiều hình ảnh rất đáng yêu.
Sushi được coi là một món ăn đặc sản của đất nước Nhật Bản. Để làm được món này, chỉ cần rong biển, cơm, các loại thức ăn yêu thích và quấn thành một hình dạng bất kỳ.
Hiện tại, nhiều bậc cha mẹ dù rất bận rộn nhưng cũng có thời gian hưởng ứng trò này và chia sẻ trực tuyến hình ảnh của mình. Nhiều người thậm chí còn áp dụng cả với những chú cún cưng vô cùng đáng yêu.
Chihuahua, pugs và whippets là một vài trong số những giống chó phải chịu chơi trò nghịch ngợm này.
Trong khi một số em bé tỏ ra rất bình tĩnh hoặc vẫn còn ngủ khi cha mẹ làm đủ trò với khuôn mặt của mình và chụp ảnh lại, thì có không ít em bé tỏ ra khó chịu, bất mãn với trò chơi của cha mẹ mình.
Trào lưu này cũng gây ra những tranh cãi trên mạng xã hội, nhiều người cho rằng hành động này sẽ làm tổn thương đến trẻ.
Tuy nhiên, tác giả của trò chơi này cũng nhắc nhở mọi người đừng làm mạnh tay hay bóp chặt má các bé yêu.
Cùng nhìn những hình ảnh gây tranh cãi trên mạng xã hội:
Có những bé dường như rất “đau khổ”, mặt nhăn nhó khi bị bố mang ra nghịch ngợm
Trào lưu này cũng gây ra những tranh cãi trên mạng xã hội