Tranh cãi xu hướng ăn mặc giúp "dễ lấy chồng" của phụ nữ Trung Quốc

Xoay quanh xu hướng ăn mặc “hao jia feng” – nghĩa là ăn mặc để “dễ lấy chồng” - phong cách này đang lan rộng ở Trung Quốc và tạo ra một làn sóng tranh cãi dữ dội trên mạng xã hội.

Theo báo SCMP, xu hướng thời trang "hao jia feng" nổi bật với phong cách trang điểm nhẹ nhàng cùng trang phục nhã nhặn.

"Hao jia feng" - xu hướng ăn mặc được cho là hợp gu đàn ông nước này

Cụ thể, cách ăn mặc này bao gồm những chiếc váy có độ dài vừa phải, trang phục làm bằng chất liệu dệt kim, áo khoác ngoài có màu sắc như trắng, hồng, được tô điểm bằng hoạ tiết điệu đà và nơ duyên dáng…

Phong cách thời trang mới đã bị chỉ trích vì chiều theo thị hiếu của đàn ông và làm giảm giá trị của phụ nữ. Ảnh: Shutterstock

Phong cách thời trang mới đã bị chỉ trích vì chiều theo thị hiếu của đàn ông và làm giảm giá trị của phụ nữ. Ảnh: Shutterstock

Người phụ nữ cầm giấy chứng nhận kết hôn tại đám cưới tập thể trong sự kiện mai mối nhằm truyền cảm hứng cho những người độc thân kết hôn, ở khu vực ngoại ô Thượng Hải ngày 18/5. Ảnh: Reuters

Người phụ nữ cầm giấy chứng nhận kết hôn tại đám cưới tập thể trong sự kiện mai mối nhằm truyền cảm hứng cho những người độc thân kết hôn, ở khu vực ngoại ô Thượng Hải ngày 18/5. Ảnh: Reuters

Phong cách này được cho là phù hợp với gu thẩm mỹ của đàn ông Trung Quốc, tôn lên đường cong cơ thể tự nhiên của người phụ nữ, thể hiện hình ảnh khiêm tốn, ngây thơ, thuần khiết và dịu dàng. Đây vôn được coi là những phẩm chất tốt đẹp của phụ nữ, khiến họ trở nên thu hút đàn ông và dễ lấy chồng hơn.

Ví dụ điển hình của phong cách này là nhân vật Saeko trong bộ phim truyền hình Shitsuren Chocolatier, do nữ diễn viên Nhật Bản Satomi Ishihara thủ vai.

Trên nền tảng video Bilibili, các blogger Trung Quốc thậm chí còn tập hợp một bộ sưu tập gồm 87 bộ trang phục mà nhân vật này sử dụng và dán nhãn là phong cách ăn mặc “dễ lấy chồng”.

Một người có ảnh hưởng trên mạng xã hội theo xu hướng “hao jia feng” đã thu hút hơn 600.000 người theo dõi trên Weibo. Người này thường hướng dẫn phụ nữ trẻ nắm bắt phong cách, đưa ra nhận xét, xếp hạng và đề xuất chỉnh sửa những bộ trang phục do những người theo dõi chụp lại và gửi đến.

Ngoài trang phục, cô còn đưa ra hướng dẫn để chụp những bức ảnh hấp dẫn khi mặc những trang phục “dễ lấy chồng”, cũng như cách tốt nhất để giới thiệu những bức ảnh đó trên mạng xã hội nhằm thu hút các đối tác chất lượng cao.

Trào lưu ngược lại "phong cách khó lấy chồng" ra đời

Những người phản đối trào lưu ăn mặc để "dễ lấy chồng" cho rằng giàu có và độc lập tài chính là điều quan trọng nhất ở phụ nữ. Ảnh minh họa

Những người phản đối trào lưu ăn mặc để "dễ lấy chồng" cho rằng giàu có và độc lập tài chính là điều quan trọng nhất ở phụ nữ. Ảnh minh họa

Dù ngày càng thịnh hành ở Trung Quốc, một số người cho rằng phong cách thời trang này vi phạm các chuẩn mực bình đẳng giới. Họ đã đặt câu hỏi tại sao phải hy sinh lựa chọn cá nhân để mang lại sự hài lòng cho người khác?

“Tôi không muốn bị điều chỉnh bởi các nguyên tắc hôn nhân và yêu đương. Tôi từ chối phục vụ cho yêu cầu thẩm mỹ của nam giới. Phong cách "dễ lấy chồng" đang trói buộc phụ nữ”, một người nhận định.

Không những thế, trào lưu này còn tạo ra sự phản đối dữ dội khi nhiều người cố tình đã tạo phong cách ngược lại để đả phá xu hướng này, đó là “phong cách khó lấy chồng”.

Với “phong cách khó lấy chồng”, mọi người nêu cao khẩu hiệu hãy là chính mình với sự tự tin và hài lòng bản thân. Hãy sống thật với chính mình bằng cách đọc sách, tập thể dục, du lịch, yêu công việc và... tiêu tiền.

"Phong cách khó lấy chồng" còn khuyến khích mọi người áp dụng phong cách trang điểm phương Tây, phong thái và vẻ ngoài toát lên sự tự tin, ưu tiên sự nghiệp và từ chối những "vai diễn" truyền thống.

 “Tôi đang cố gắng hết sức để hướng tới “phong cách khó lấy chồng”. Tôi thích tập thể dục, mua sắm và tôi là kiên quyết ủng hộ nữ quyền và thích tranh luận”, một người dùng viết trên nền tảng mạng xã hội Weibo của Trung Quốc.

“Độc thân vẫn hạnh phúc. Vô cùng hạnh phúc. Hãy là cô gái khó lấy chồng, nhạy cảm, yêu bản thân”, một người khác chia sẻ trên Weibo.

Angel, một người dùng mạng xã hội Little Red Book của Trung Quốc, cho biết cô đang làm việc chăm chỉ và chẳng cần kết hôn. Cô nói: “Cuối cùng, điều quan trọng nhất là phải giàu có và độc lập về tài chính”.

Cuộc tranh luận về phong cách thời trang “dễ lấy chồng” đã nổ ra trong bối cảnh giới chức Trung Quốc chật vật tìm cách thúc đẩy tỷ lệ kết hôn và sinh con. Tỷ lệ sinh ở Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp kỷ lục vào năm ngoái, dẫn đến tình trạng sụt giảm dân số đầu tiên sau 6 thập kỷ.

Trong khi đó, nhiều phụ nữ trẻ Trung Quốc cho rằng chi phí chăm sóc con cái cao, ảnh hưởng đến sự nghiệp và không muốn kết hôn là những lý do chính khiến họ không muốn có con.

Lấy chồng hơn 30 tuổi, cô dâu sốc khi bố mẹ không dự đám cưới

Một đám cưới tại Giang Tô (Trung Quốc) đã nhận về 'cơn mưa' bàn tán bởi sự chênh lệch tuổi tác khi cô dâu 28 tuổi cưới chú rể 58 tuổi và bố mẹ lẫn họ hàng đàng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Linh (T/h) ([Tên nguồn])
Tình yêu giới trẻ hiện nay Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN