Trai gái chỉ yêu đương thắm thiết cho đến khi... mang bầu
Peter Hector, nhà nghiên cứu tâm lý gia đình Mỹ, cho rằng, một trong số nguyên nhân chính gây ra sự đổ vỡ cao trong những mối quan hệ hôn nhân ngày nay là chúng ta thường quá tin rằng một khi hai người đã lấy nhau vì tình yêu thì hôn nhân sẽ hạnh phúc suốt đời.
Yêu nhau đắm đuối, bạn trẻ sẽ không hiểu được vì sao đến một ngày tình yêu tan vỡ. (Ảnh minh họa)
Ai cũng nói muốn có hôn nhân hạnh phúc trước hết phải có tình yêu nên từ đó người ta dễ tin rằng cứ có tình yêu sẽ có hôn nhân hạnh phúc. Nhưng mới đây, nhà nghiên cứu tâm lý gia đình người Mỹ, Peter Hector trong cuốn sách in hàng triệu bản nhan đề “Love is no guarantee” khẳng định tình yêu không phải là bảo đảm hôn nhân hạnh phúc, trái lại nó còn là mạo hiểm nếu chúng ta kết hôn chỉ vì tình yêu.
Ở thời đại chúng ta, nói chung hầu hết hôn nhân bắt đầu bởi tình yêu. Chẳng ai bắt được ai kết hôn, trừ khi chính họ muốn. Nhưng trong ba thập kỷ gần đây, những cuộc hôn nhân vì tình yêu đổ vỡ hàng loạt trên phạm vi toàn cầu.
Chỉ tính riêng nước Mỹ, gần 50% những cuộc hôn nhân lần đầu đã giải tán trong vòng 15 năm. Ở thành phố HCM mấy năm gần đây, án ly hôn là loại án dân sự chiếm tỷ lệ cao nhất và luôn gia tăng, năm sau cao hơn năm trước.
Tại sao có hiện tượng ấy? Khi đang yêu, chúng ta đều nghĩ nếu không được chung sống với người mình yêu là nỗi buồn đau suốt đời. Có những người đã phải vượt qua rất nhiều trở ngại mới đến được hôn nhân, có người không cam chịu chia lìa đã bỏ nhà đi theo tiếng gọi trái tim.
Nhưng những con số thống kê lạnh lùng làm cho nhiều người mất lòng tin vào tình yêu. Sau lần đầu đổ vỡ, nhiều người lại tái hôn và số liệu về những cuộc hôn nhân lần thứ hai còn khiến người ta bi quan hơn vì nhịp độ đổ vỡ của nó cao gần gấp rưỡi lần kết hôn thứ nhất.
Song vẫn không ít người dũng cảm kết hôn lần thứ ba và họ lại đi vào vết xe đổ. Có nhà nghiên cứu phương Tây gọi hiện tượng này là “hội chứng ly hôn mãn tính”. Trước những nỗi đau xé lòng, những tổn thất cả về tinh thần, vật chất và nhiều mất mát khác do sự đổ vỡ gây ra, khiến nhiều người nghi ngờ sự bền vững của của hôn nhân và có những người đã lựa chọn lối chung sống không hôn thú.
Liệu đây có phải giải pháp tương thích với xã hội hiện đại? Câu trả lời đã rõ: nhịp độ thất bại của những cuộc sống chung không được pháp luật thừa nhận còn cao gần gấp đôi hôn nhân truyền thống.
Vậy làm thế nào giảm bớt nhịp độ thất bại của hôn nhân? Đâu là nguyên nhân của những thất bại đó?
Đừng tin, cưới nhau vì tình yêu thì hôn nhan sẽ hạnh phúc suốt đời. (Ảnh minh họa)
Peter Hector cho rằng một trong số nguyên nhân chính gây ra nhịp độ thất bại cao trong những mối quan hệ hôn nhân ngày nay là chúng ta thường quá tin rằng một khi hai người đã lấy nhau vì tình yêu thì hôn nhân sẽ hạnh phúc suốt đời.
Hầu hết chúng ta quá say sưa với tình yêu lãng mạn mà ít hiểu biết về nghệ thuật chung sống vợ chồng. Nhà nhân chủng học Helen Fisher cho rằng, thiên nhiên “lập trình” sự gắn kết các đôi nam nữ và duy trì tình trạng đó cho đến khi sự thụ thai được hoàn thành để duy trì nòi giống.
Nhưng quá trình chung sống suốt đời không được tạo hóa “lập trình” sẵn mà do chúng ta tạo dựng. Trong tự nhiên chỉ có chừng 3% loài động vật có vú sống thành cặp đôi bền vững suốt đời, trong đó có loài người. Các loài khác đều chia tay và mùa sinh sản sau lại kết hợp với đối tác khác.
Vì vậy muốn hôn nhân bền vững không thể sống theo bản năng mà phải học để biết cách hòa hợp với nhau, gọi là nghệ thuật chung sống.
Người ta học kỹ năng đó ở đâu? Với hầu hết mọi người, cuộc hôn nhân của cha mẹ là nguồn thông tin duy nhất và trực tiếp về kinh nghiệm vợ chồng. Nhưng thời đại đã thay đổi.
Cái mà ông bà ta chấp nhận, có thể hôm nay chúng ta lại không chấp nhận. Và nhịp độ cao của sự thất bại trong hôn nhân đã cảnh báo rằng, không khôn ngoan chút nào khi áp dụng những quy tắc của quá khứ cho hôn nhân hiện đại. Hôn nhân quá khứ là “phu xướng, phụ tùy”, chồng nói vợ theo.
Không ai hiểu vì sao tình yêu tan vỡ. (Ảnh minh họa)
Bây giờ chẳng ai phải theo ai cả. Người này phải tôn trọng cách sống của người kia và chấp nhận sự khác biệt. Tiếc rằng phương thức đó chúng ta chưa từng biết, càng chưa từng học từ ai? Cho nên có người cứ cố duy trì tác phong gia trưởng lỗi thời. Có đôi chẳng ai chịu ai, không chịu thì ... giải tán.
Ai cũng tin rằng muốn có ngôi nhà hạnh phúc phải xây dựng trên nền móng tình yêu. Nhưng cái nền móng đó không phải là bất di bất dịch như cái nền nhà để khi đã “đổ bê tông” rồi thì sẽ bền vững suốt cuộc hôn nhân.
Tuy nhiên trong thực tế, chẳng ai có thể “mê như điếu đổ” một ai suốt cả cuộc đời. Dù lúc mới kết hôn có hợp nhau đến đâu đi nữa thì trong quá trình chung sống, đối tác sẽ đổi thay và chính bạn cũng thay đổi. Đừng ảo tưởng rằng nó cứ “hoàn hảo” như thế mãi.
Một điều cũng đáng lưu ý nữa là tình yêu thường nảy sinh trên cơ sở hai người hợp nhau về sở thích. Chẳng hạn cả hai cùng thích khiêu vũ hay thích du lịch. Nhưng cuộc sống vợ chồng đâu phải chỉ có khiêu vũ và du lịch?
Nó là sự tiếp cận của hai thế giới lớn lao và phức tạp. Trong đó có rất nhiều khác biệt đòi hỏi sự chấp nhận và liên tục điều chỉnh của hai người. Có thể ở thời điểm này rất hợp nhau những mấy năm sau lại không hợp nhau nữa. Người chồng khi chỉ là anh nhân bình thường sẽ khác nhiều khi anh ta trở thành giám đốc.
Người vợ mỗi tháng chỉ lĩnh lương ba, bốn triệu khác với khi chị ta có thu nhập vài ba chục triệu mỗi tháng. Nếu một người dừng lại, người kia tiến lên thì khoảng cách tất yếu sẽ xuất hiện ngày một lớn. Lúc này đòi hỏi một sự điều chỉnh kịp thời.
Cho nên người nào năng động biến đổi kịp người bạn đời hoặc nâng đỡ người bạn đời theo kịp mình thì khả năng kề vai sát cánh với nhau trên đường đời có nhiều triển vọng hơn.
Hôn nhân không phải là cái nôi nuôi dưỡng tình yêu như người ta lầm tưởng. Vì đó không phải là mục đích chính của nó. Hôn nhân là nơi để chúng ta luôn có người bạn đời cùng nhau chia sẻ và cùng thực hiện những nghĩa vụ làm người. Cho nên đời sống gia đình là một quá trình lao động vất vả chứ không lãng mạn như tình yêu.
Không chỉ lao động cơ bắp như nấu nướng, dọn dẹp, nuôi con mà trước hết là lao động của hệ thần kinh khi ta cảm thấy có lúc như không kiềm chế nổi mình nữa. Là lao động của sự nhường nhịn khi chung sống với ai đâu phải dễ dàng. Là lao động của sự tha thứ khi đối phương có lỗi và ta chỉ muốn trừng phạt.
Những loại lao động này đòi hỏi nỗ lực hơn cả ở công sở, vì ở đó các nỗ lực của ta có mục tiêu rõ ràng và được khuyến khích. Trong khi lao động gia đình phải âm thầm gánh vác mà không được ai ghi nhận.
Chúng ta thừa nhận tình yêu là yếu tố tiên quyết của hôn nhân nhưng nếu kết hôn chỉ vì thế thôi là chưa đủ!
Lan không dám tin người chồng cô yêu hết mực lại có thể lừa lọc, xảo trá đến như vậy.