TQ: Bố mẹ hiến máu để đổi điểm cho con
Cứ hiến tặng 4 lít máu thì phụ huynh đã kiếm cho con được 1 điểm cộng vào cuối kỳ.
Để kiếm cho con 1 điểm cộng vào mỗi kỳ thi, các bậc phụ huynh người Trung Quốc đang thực hiện theo 1 phương pháp "độc nhất", đó là phải hiến tặng 4 lít máu của mình.
Tỉnh Zheijiang (Trung Quốc) nơi diễn ra quy chế cộng điểm bằng máu đầu tiên trên thế giới (ảnh minh họa).
Những học sinh có bố mẹ là người hiến tặng ít nhất 4 lít máu sẽ nghiễm nhiên được cộng 1 điểm vào điểm trúng tuyển trường trung học hoặc 1 điểm vào bài kiểm tra đối với những học sinh đang theo học tại trường. Nếu hiến 6 lít máu sẽ được cộng số điểm tương đương là 2 điểm và 8 lít máu được cộng 3 điểm.
Theo thông tin từ tờ báo China Morning, các nhà hiến máu “hảo tâm” là các bậc phụ huynh học sinh sẽ được nhận các dịch vụ chăm sóc y tế miễn phí, hỗ trợ chi phí đi lại, tiền mặt và số điểm cộng cho con tương đương với số lượng máu mà mỗi người đến hiến tặng.
Một người bố giấu tên khi được phóng viên phỏng vấn, anh cho biết, năm nay anh 28 tuổi, đã đi hiến máu từ năm 18. Và đây là năm đầu tiên anh hiến với mục đích vì điểm cộng cho con trai mình.
Người đàn ông này chia sẻ: “Chính vì chính sách mới này nên tôi đã ra sức hiến tặng máu của mình, mong con sẽ có kết quả học tốt hơn. Nhưng chính vì cứ đi hiến nhiều quá, giờ sức khỏe tôi đang có vấn đề”.
Cơ thể mỗi người chứa khoảng 5- 5,6 lít máu, tùy thuộc vào trọng lượng của mỗi người. Một người trưởng thành thông thường sẽ mất khoảng 5 năm để cơ thể tạo ra bù cho 8 lít máu mỗi năm (hiến 4 lít/lần; 1 năm/ 2 lần).
Mỗi người đến hiến máu vì điểm cộng cho con cái đều phải khai báo đầy đủ và có giấy đảm bảo, chứng nhận của chính phủ trước khi hiến máu, tự nguyện đóng góp cho xã hội.
Một người trưởng thành thông thường sẽ mất khoảng 5 năm để cơ thể tạo ra bù 8 lít máu mỗi năm
Các sinh viên và binh lính cũng được Trung Quốc khuyến khích hiến máu mỗi năm 1 lần. Tuy nhiên, chính sách khuyến khích các bậc phụ huynh hiến máu để nâng điểm cho các con đang bị xã hội lên án gay gắt bởi mục đích không còn đơn thuần là hoạt động từ thiện.
Một người dân đã nêu quan điểm của mình về vấn đề này trên trang web Weibo: “Đây thực chất là một chính sách phi nhân tính, một chính sách chỉ có máu, máu và đẫm máu”.
Một ý kiến khác cho rằng: “Đây là một sai lầm trong việc khuyến khích hiến máu. Mục đích nhân đạo và từ thiện đã bị làm sai lệch. Đây có thể nói là một hành động cực đoan và tôi hoàn toàn phản đối chuyện này”.