Tôi sợ sẽ yêu bạn học đồng giới

Sự kiện: Những tâm sự hay

Tùng là bạn học và sống chung với tôi, luôn quan tâm tới từng bữa ăn, tâm tư tình cảm của tôi nên tôi sợ bản thân sẽ... yêu Tùng!

Khi ở chung, Tùng luôn quan tâm tới tôi, thậm chí còn hơn cả bố mẹ lẫn anh em ruột của tôi (Ảnh minh họa)

Khi ở chung, Tùng luôn quan tâm tới tôi, thậm chí còn hơn cả bố mẹ lẫn anh em ruột của tôi (Ảnh minh họa)

"Tôi lên Hà Nội được gần một năm nay để theo học ngành luật ở một đại học có tiếng. Vì là người hướng ngoại nên tôi quen rất nhiều bạn bè trong trường, lớp và có vài bạn hợp cạ. Trong đó có Tùng.

Do ở cùng tỉnh nên chúng tôi thân nhau khá nhanh và quyết định thuê trọ cùng nhau. Tùng được nhiều bạn học khác đánh giá ưa nhìn, còn có nhiều tài lẻ và biết chăm chút cho bản thân.

Khi ở chung, Tùng luôn quan tâm tới tôi, thậm chí còn hơn cả bố mẹ lẫn anh em ruột của tôi. Ngày nào, cậu ấy cũng kèm tôi học để tôi được điểm cao, luôn nấu cơm ngon cho tôi ăn, sẵn sàng phá đảo các tựa game ruột cùng tôi. Chúng tôi còn nhiều lần tắm chung với nhau.

Chưa kể, cậu ấy luôn sẵn sàng nhẫn nại nghe tôi nói, điều chưa ai làm với tôi trước đây. Mặc dù sống với cậu ấy rất vui, tôi hơi lo. Bởi vì từ lúc ở cùng Tùng, tôi không còn để ý tới cô gái nào khác. Tôi sợ mình sẽ yêu Tùng mất. Tôi nên làm gì đây?".

Đây là một trong số những trường hợp yêu đồng tính diễn ra khá nhiều trong thời gian gần đây ở Việt Nam. Khi xã hội ngày càng phát triển hơn, định kiến đối với những người thuộc cộng đồng LGBT đã bớt gay gắt hơn. Song, không chỉ dừng lại ở mức chấp nhận một tình yêu đồng giới, theo các chuyên gia tâm lý, giới trẻ ngày nay cần nhiều hơn sự thấu hiểu và và định hướng đúng đắn từ gia đình, xã hội, để tránh những sai lầm đáng tiếc xảy ra.

Chuyên gia tâm lý Lê Văn Thắng - giám đốc Trung tâm tư vấn, trị liệu tâm lý 247 - cho biết riêng trong năm 2021, trung tâm đã tiếp nhận trên 1.000 trường hợp người thuộc cộng đồng LGBT gặp những vấn đề về tâm lý.

Những khó khăn chính họ gặp phải là áp lực từ gia đình không chấp nhận bản dạng giới thật của họ và càng phản đối tình yêu đồng giới. Ngoài ra, một số gặp khó khăn khi bạn bè, xã hội kỳ thị, thậm chí miệt thị.

"Nếu gia đình và xã hội không phán xét họ thì đó là một đặc ân lớn cho họ để được tự do sống bởi với những kỳ thị xung quanh, lúc ổn định thì họ có thể vượt qua, nhưng gặp biến cố họ rất dễ gục ngã và nghĩ đến việc giải thoát", ông Thắng chia sẻ.

Cùng quan điểm trên, chuyên gia tâm lý Vương Nguyễn Toàn Thiện - đơn vị tâm lý Bệnh viện Nhi đồng thành phố - cho biết tự tử là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai đối với tất cả thanh niên từ 15 - 24 tuổi.

Một nghiên cứu tổng quan hệ thống của Hatchel năm 2021 chỉ ra những người trẻ thuộc cộng đồng LGBT tiềm ẩn nhiều nguy cơ về ý nghĩ hoặc hành vi tự sát. Nguyên nhân có thể bởi việc ý thức giá trị bản thân thấp và tình trạng rối loạn sức khỏe tinh thần.

Theo chuyên gia tâm lý Lê Văn Thắng, hầu hết các trường hợp trầm cảm và tự sát đều không được gia đình quan tâm đúng, họ không có không gian nào dành cho mình dẫn tới suy nghĩ và hành động tiêu cực.

"Họ giống như những con cá đang sống trên cạn. Ngoài tình yêu thương con ra đó còn là trách nhiệm của bậc làm cha mẹ cần phải bảo vệ và tạo cho con môi trường sống thích hợp 'có nước để bơi'. Luôn cho con có cảm giác gia đình là hậu phương ủng hộ, giúp con tự tin sống là chính mình, cùng con đối đầu với những kỳ thị ngoài xã hội", ông Thắng chia sẻ.

Chuyên gia tâm lý Nguyễn Vương Toàn Thiện lưu ý nhiều bậc phụ huynh thường bất ngờ, sốc khi biết được con mình có tình yêu đồng giới, từ đó có những phản ứng mạnh, đôi khi gây áp lực và làm tổn thương con cái.

"Cha mẹ nên bình tĩnh để tìm hiểu, đối thoại với con trên tinh thần tôn trọng và yêu thương. Đồng thời phụ huynh cũng cần cung cấp các kiến thức về giới tính, hướng dẫn trẻ các kỹ năng nhận thức, thấu hiểu và tự bảo vệ bản thân", ông Thiện nói.

Ngoài ra, các chuyên gia cho rằng bản thân người có tình yêu đồng giới cũng cần có nhận thức đúng về bản thân mình, họ cần tiếp xúc với những môi trường tích cực chấp nhận họ trước như gia đình, bạn bè, cộng đồng LGBT.

Đối diện với những môi trường khó khăn có thể liên hệ với chuyên gia tâm lý hỗ trợ để có thể hòa nhập được với cộng đồng. Yếu tố gia đình, xã hội là chủ yếu tạo ra áp lực cho họ, nhưng yếu tố quyết định sống hay không đó là chính bản thân mỗi người.

Dự án Luật chuyển đổi giới tính

Quyền được chuyển đổi giới tính đã được ghi nhận tại điều 37 Bộ luật dân sự năm 2015. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có văn bản luật chuyên ngành quy định chi tiết. Người chuyển giới tại Việt Nam vẫn phải đi nước ngoài để thực hiện các can thiệp y học để chuyển đổi giới tính hoặc thực hiện tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bất hợp pháp tại Việt Nam. Từ đó gây ra nhiều hệ lụy về vấn đề sức khỏe, tính mạng.

Vì vậy, tại Việt Nam, Bộ Y tế đang trong quá trình dự thảo hồ sơ xây dựng dự án Luật chuyển đổi giới tính nhằm bảo đảm cho người có nhận diện giới khác giới tính hiện có được sống đúng với giới tính mà họ mong muốn. Bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp và sự bình đẳng cho người chuyển đổi giới tính.

Nguồn: [Link nguồn]

Người phụ nữ công khai là đồng tính nữ sau 6 năm kết hôn và cái kết không ngờ

Cô gái đồng tính nữ tiết lộ, cô vẫn ở với chồng để nuôi dạy các con vì anh là “tri kỷ” của cô.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo NS (th) ([Tên nguồn])
Những tâm sự hay Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN