Tiết kiệm chỉ là chuyện nhỏ: 5 thủ thuật tâm lý giúp bạn ngày càng giàu có
Đây là những mẹo đơn giản mà hiệu quả giúp bạn tránh được việc mua sắm bốc đồng, đưa ra những quyết định sáng suốt hơn.
Có rất nhiều lý do để bạn tiết kiệm tiền. Bạn muốn một chuyến du lịch cùng gia đình, bạn bè để lưu giữ những kỷ niệm; bạn muốn chuẩn bị cho những tình huống không may nhất có thể xảy ra... Bất kể lý do là gì, tiết kiệm luôn là một điều tốt.
Đi theo phía bên trái
Theo thói quen, khi bước vào một cửa hàng, chúng ta thường đi men theo bên phải vì đa phần chúng ta thuận tay phải. Các nhà tiếp thị biết điều đó và đó cũng là lý do họ sẽ luôn đặt những hàng hóa đắt tiền nhất, các sản phẩm họ muốn đẩy mạnh tiêu thụ nhất vào các vị trí tốt này. Bạn sẽ dễ rơi vào bẫy mua sắm khi đi theo thói quen đó.
Điều bạn nên làm giờ đây chính là thay đổi thói quen, đi theo bên tay trái mỗi khi vào siêu thị, cửa hàng và đến thẳng quầy mình mong muốn.
Trước khi đi mua sắm, sẽ tốt hơn khi bạn luôn biết mình thực sự cần gì, đã lên danh sách trước cho những thứ cần mua thay vì lang thang trong siêu thị để "tìm thứ gì đó hay hay".
Tiếp theo, điều cần nhớ là đừng lấy một chiếc xe đẩy hay giỏ quá lớn, chúng sẽ khiến bạn nảy sinh tâm lý muốn lấp đầy xe hay giỏ đó. Hãy tập trung vào quầy có sản phẩm bạn cần mua, nhìn lên kệ phía trên hoặc dưới để tìm được những sản phẩm có giá rẻ hơn.
Hãy là người tiêu dùng khôn ngoan!
Dành thời gian để suy nghĩ
Bạn thường được nghe nhân viên bán hàng nói rằng "đây là cơ hội duy nhất", "ưu đãi này chỉ có duy nhất trong hôm nay" hay "bạn sẽ không bao giờ mua được sản phẩm này với giá đó"... Sự thật là những lời nói đó có thể khiến bạn ngay lập tức rơi vào "bẫy", chi tiền ra cho những thứ chưa chắc đã là nhu cầu của bản thân.
Nếu không muốn phải cảm thấy hối hận khi trở về nhà hay khi nhìn vào số dư tài khoản, hãy chờ đợi để đưa ra lựa chọn đúng đắn. Thay vì xuôi theo cảm giác "mình muốn nó" và chi tiền ngay lập tức, ít nhất hãy cho bản thân 1 ngày để suy nghĩ thêm.
Trong 1 ngày đó, bạn có thể lên mạng để đọc, xem về các nhận xét của những người đã từng sử dụng sản phẩm đó, so sánh với các sản phẩm khác cùng loại... Biết đâu, bạn có thể tìm được một cơ sở khác cung cấp sản phẩm với giá rẻ hơn hoặc khâu chăm sóc khách hàng tốt hơn. Khoảng thời gian chờ cũng có thể đơn giản chỉ là để bạn tĩnh tâm hơn, để bạn nhận ra mình thực sự không thích sản phẩm đó đến vậy.
Với các sản phẩm có giá trị lớn hơn, thời gian chờ có thể là 3 ngày, 7 ngày hay thậm chí 1 tháng. Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm hoặc các thành viên trong nhà trước khi đưa ra quyết định.
Quy đổi giá thành giờ làm việc
Trung bình bạn được trả bao nhiêu tiền cho mỗi giờ làm việc? Nếu mỗi ngày công của bạn được trả 240 nghìn, điều này đồng nghĩa với việc 1 giờ làm việc bạn được trả 30 nghìn.
Tạm bỏ qua các khoản đóng thuế và khấu trừ bảo hiểm, hãy đơn giản là nhớ những gì bạn được trả cho 1 giờ làm việc. Điều này sẽ giúp bạn đưa ra được những quyết định tiền bạc đúng đắn hơn.
Chẳng hạn, lần tới khi dạo phố, bạn thấy một chiếc váy dạ hội rất đẹp, có giá 1 triệu đồng. Ngay lập tức, việc bạn cần làm là quy đổi sang xem chiếc váy đó tương đương với bao nhiêu giờ làm việc của bạn. Hơn 33 giờ làm việc (tức hơn 4 ngày) để đổi lấy một chiếc váy, liệu có đáng không?
Bạn muốn nâng cấp đời chiếc điện thoại của mình và sau khi bán đi điện thoại cũ, bạn cần có thêm 6 triệu để mua điện thoại mới. Số tiền này tương đương với 200 giờ làm việc (tức 25 ngày làm việc). Bạn còn thấy mình cần thiết nâng cấp đời điện thoại chứ?
Những quy đổi đơn giản như này sẽ giúp bạn dễ dàng đưa ra quyết định đúng đắn hơn, không phí tiền vào những thứ thực sự không cần thiết.
Sử dụng tiền mặt
Sử dụng tiền mặt thay vì các loại thẻ chính là một trong những biện pháp đơn giản mà hiệu quả. Nó chính xác là những gì mà bạn đang nghe thấy, chỉ sử dụng tiền mặt cho mọi giao dịch thanh toán.
Bạn có nhớ được mình đã quẹt thẻ, thanh toán bằng thẻ bao nhiêu lần trong tháng trước không? Bạn có biết mình đã tiêu bao nhiêu tiền, còn bao nhiêu tiền trong thẻ ngân hàng của mình không?
Sử dụng tiền mặt sẽ đem lại cho bạn cảm giác chân thật hơn bao giờ hết. Bạn biết thế nào là cảm giác hụt hẫng, tiếc nuối khi phải cầm những đồng tiền trong tay đưa cho người khác. Điều này khác hoàn toàn với khi bạn chỉ cần quẹt thẻ một lần là mọi thanh toán đã xong xuôi.
Bên cạnh đó, khi sử dụng tiền mặt, chúng ta sẽ có tâm lý muốn tiết kiệm hơn vì suy nghĩ nó có hạn. Trong khi đó, khi quẹt thẻ, chúng ta dễ nghĩ rằng nó là thoải mái, dường như không có hạn và chúng ta không quan tâm quá nhiều về việc mình thực sự đang có bao nhiêu.
Tạo thói quen tiết kiệm tiền
Các nhà tâm lý học đã phát hiện ra rằng thói quen được hình thành khi tuân theo quy trình 3 bước.
Đầu tiên là gợi ý: Bước này bao gồm bất cứ điều gì nhắc nhở bạn về thói quen. Ví dụ, ngay khi bạn tắm xong, bạn đang ở trước gương và sẵn sàng đánh răng.
Thứ hai là thói quen thực tế: Mẹo giúp bạn thực hiện thói quen là giữ nó càng đơn giản càng tốt. Nếu bạn muốn biến việc chạy bộ vào buổi sáng trở thành thói quen, hãy chuẩn bị sẵn quần áo chạy bộ cạnh giường, giày cạnh cửa và cắm tai trước khi đi ngủ.
Bằng cách này, bạn có thể thức dậy, thay đồ, đi giày và bắt đầu chạy một cách rất dễ dàng. Nếu bạn muốn tiết kiệm tiền, hãy làm điều tương tự - đơn giản hóa nó.
Thứ ba là phần thưởng. Sau mỗi khi đi chạy về, bạn có thể uống tách cà phê bởi đó là thức uống yêu thích của bạn và nó có thể khiến bạn thoải mái ngay lập tức. Đó là một phần thưởng. Thói quen trở nên gắn bó bởi phần thưởng chúng ta được nhận.
Hãy tự thưởng cho mình một phần thưởng nhỏ khi bạn đạt được một cột mốc tiết kiệm tiền. Cho dù nó đơn giản như một viên kẹo hay lớn hơn, phần thưởng sẽ là động lực để bạn tiến xa hơn.
Sẽ không có một con số tuyệt đối nào là chính xác cho số tiền mà bạn cần có trong tài khoản tiết kiệm bởi điều này...
Nguồn: [Link nguồn]