Thủ khoa Ngân hàng: Mới ra trường đừng kỳ vọng cao quá!

Anh cho rằng, SV tự vận động để có kiến thức, quan hệ thì không bao giờ phải kêu ca doanh nghiệp "tréo nghoe", yêu cầu SV ra trường phải có kinh nghiệm.

Xuất hiện trong lễ vinh danh 100 thủ khoa xuất sắc của các trường đại học, học viện trên địa bàn Hà Nội, Nguyễn Trung Hiếu gây ấn tượng bởi vẻ ngoài điển trai, giọng nói nhỏ nhẹ và đặc biệt rất khiêm tốn. Nói về những thành tích “vàng” đạt được trong bốn năm học, Trung Hiếu luôn khẳng định: “Đó chỉ là thành công bước đầu”.

Thủ khoa Ngân hàng: Mới ra trường đừng kỳ vọng cao quá! - 1

Nguyễn Trung Hiếu, thủ khoa xuất sắc trường Học viện Ngân hàng (Hà Nội)

Đạt điểm A tất cả các môn

Bùi Trung Hiếu (sinh năm 1994, Hà Nội) là sinh viên ưu tú của lớp K15 khoa Ngân hàng, trường Học viện Ngân hàng (Hà Nội). Bốn năm, Hiếu học hơn 40 môn học gồm cả lý luận, chuyên ngành và chàng trai Hà Nội không để môn nào “lọt” điểm A.

Nhìn bảng điểm dài ngoằng những cột đánh giá điểm trung bình môn chỉ độc một chữ A của Trung Hiếu, nhiều người trầm trồ thán phục. Cùng với điểm rèn luyện tốt, chàng trai 22 tuổi đã trở thành thủ khoa xuất sắc của ngôi trường đại học danh giá khóa 2012 – 2016.

Đạt thành tích học tập “khủng”, Hiếu từng nhận giấy khen “Sinh viên năm tốt” cấp học viện, thành phố và giành học bổng đặc biệt của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong nhiều năm liên tiếp (chỉ dành cho những sinh viên xuất sắc). Anh còn đại diện cho trường tham gia cuộc thi CFA Research Challenge (cuộc thi phân tích tài chính) cấp quốc gia.

Chàng trai thừa nhận, để có được bảng thành tích “khủng” như vậy, anh đã phải nỗ lực rất nhiều trong suốt bốn năm miệt mài trên giảng đường. Đỗ vào trường Ngân hàng với số điểm 25 khối A (top 20 học sinh có điểm số cao nhất của trường), Hiếu không cho phép mình được xả hơi như nhiều sinh viên khác. Anh lên một kế hoạch “dài hơi”, rồi nỗ lực hết sức mình trong cả học tập lẫn hoạt động ngoại khóa.

Thủ khoa Ngân hàng: Mới ra trường đừng kỳ vọng cao quá! - 2

Hiếu từng thực tập ở nhiều công ty tài chính lớn, nhỏ trong nước

Ngay từ năm hai đại học, Hiếu đã bắt tay vào nghiên cứu khoa học, mặc cho nhiều thầy cô nghi ngại “làm nghiên cứu ở thời điểm này quá sớm”. Hoàn thành xuất sắc đề tài, chàng trai Hà Nội không để bản thân có một phút nghỉ ngơi, liền tham gia cuộc thi phân tích tài chính với mục đích lấy kinh nghiệm.

Mình có 8 tuần để phân tích một công ty tài chính. Cả ngày làm căng sức, đêm chỉ ngủ vài ba tiếng, có lúc mình tưởng không “tải” nổi vì còn phải lo chuyện học hành thi cử. Nhưng không có nỗ lực nào uổng phí cả, mọi thứ đều được hoàn thành tốt nhất”, Hiếu chia sẻ.

Anh chàng điển trai còn là lớp trưởng của lớp, là chủ nhiệm câu lạc bộ MC và tham gia dẫn chương trình cho các cuộc thi ở trường. Bởi vậy, anh được mệnh danh là “chàng trai ba đầu sau tay” khi việc học cũng tài mà việc trường cũng đảm.

Chia sẻ bí quyết học tập, Trung Hiếu cho hay, anh luôn tập trung học trong cả quá trình, cố gắng giành điểm cao trong các bài thi giữa kỳ để giảm bớt “gánh nặng” cho bài thi cuối kỳ. Hơn nữa, quan điểm của Hiếu là “học lấy kiến thức chứ không học lấy điểm” nên anh luôn chăm chỉ cóp nhặt từng chút kiến thức thầy cô truyền tải.

Thủ khoa thất nghiệp: “Tiên trách kỷ hậu trách nhân”

Nguyễn Trung Hiếu được nhận vào làm tại phòng phân tích tài chính doanh nghiệp của một ngân hàng lớn. Anh có được vị trí đó không phải nhờ vào danh hiệu thủ khoa xuất sắc hay bảng điểm “đẹp như mơ” mà nhờ vào chính những bài thi của mình.

Thủ khoa Ngân hàng: Mới ra trường đừng kỳ vọng cao quá! - 3

Nguyễn Trung Hiếu và xạ thủ Hoàng Xuân Vinh (bên phải) trong lễ vinh danh thủ khoa

Tháng 5/2016, khi chưa có bằng đại học, Hiếu đã nộp hồ sơ vào Ngân hàng mình yêu thích. Hồ sơ được chấp nhận, anh phải trải qua tiếp một vòng thi viết đầy áp lực rồi mới đến vòng phỏng vấn. Vượt qua nhiều ứng viên lớn tuổi, có vài năm kinh nghiệm, Hiếu được tin tưởng giao cho vị trí quan trọng trong công ty.  

Nhắc đến câu chuyện nữ thủ khoa trường Thương mại, ra trường ba năm vẫn “chật vật” xin việc gây xôn xao gần đây, Hiếu chia sẻ: “Luôn có sự khác biệt giữa sinh viên ra trường có việc làm tốt và sinh viên xoay sở mãi vẫn chưa có công việc ưng ý. Nếu một thủ khoa thật sự xuất sắc như chính danh hiệu họ có thì mình nghĩ, chắc chắn họ đã có công việc mong muốn”.

Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về một công việc tốt. Hiếu nói, anh thấy nhiều sinh viên mới ra trường có kỳ vọng quá lớn, với họ, một công việc đúng chuyên ngành, nhàn hạ, lương cao mới là công việc ưng ý. Riêng với anh, công việc tốt đơn giản là cho anh nhiều kinh nghiệm, kiến thức, là bước đà giúp anh vươn tới mục tiêu lớn hơn sau này.

“Mình từng nộp hồ sơ vào bốn công ty kiểm toán lớn trên thế giới và bị trượt. Khi đi thực tập ở một công ty nhỏ hơn, mình cũng bị sếp mắng mỏ rất nhiều, thậm chí, bị chỉ trích ngay trong cuộc họp… Nhưng mình chưa từng bất mãn, ngược lại, chỉ thấy bản thân cần cố gắng nhiều hơn”, Hiếu nói.

Thủ khoa xuất sắc trường Ngân hàng cho rằng, bản thân mỗi sinh viên nên học tập nghiêm túc, tự vận động để có kiến thức, các mối quan hệ để không phải kêu ca chuyện doanh nghiệp “tréo nghoe” khi yêu cầu sinh viên mới ra trường phải có kinh nghiệm.

Mỗi người hoàn toàn có được kinh nghiệm trong 4 năm đại học. Đó không phải là kinh nghiệm rửa bát thuê, làm việc trong quá cà phê… mà là kinh nghiệm thực tập, tham gia các cuộc thi đúng chuyên môn mình theo học”, Trung Hiếu chia sẻ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hạ Nhiên ([Tên nguồn])
Giới trẻ ngày nay Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN