Thói quen khiến bạn dễ bị sa thải nơi công sở

Dưới đây là những thói quen làm việc khiến bạn dễ bị sếp cho sa thải nơi công sở.

Hầu như mọi người đều biết rằng, nếu bạn làm tốt công việc đang làm, chắc chắn bạn không cần phải lo lắng về việc một ngày nào đó sẽ bị sếp bị sa thải. Tuy nhiên, có một số thói quen có thể gây nguy hiểm cho công việc của bạn ngay trong 8 giờ làm việc tại văn phòng. Và những thói quen xấu này có thể rơi vào cả những nhân viên ưu tú nhất của công ty.

Dưới đây là những thói quen làm việc khiến bạn dễ bị sếp cho sa thải nơi công sở:

Thói quen khiến bạn dễ bị sa thải nơi công sở - 1

Đừng giấu dốt trong quá trình làm việc (Ảnh minh họa)

1. Chơi trực tuyến trong giờ làm việc

Nếu bạn đang đăng nhập vào Gmail trò chuyện cả ngày với những người bạn đang online; nếu bạn thực hiện mua sắm trực tuyến, hoặc dạo chơi trên Facebook khi bạn cần phải làm việc, nó có thể rất mất thời gian cho công việc của bạn.

Nhà tuyển dụng thường có quyền giám sát bất cứ điều gì bạn làm trên máy tính làm việc của bạn, bao gồm cả kiểm tra email cá nhân của bạn nữa. Do đó, không bao giờ sử dụng máy tính phục vụ cho công việc vào bất cứ điều gì không cần thiết và quá riêng tư, cho dù đó là công việc tìm kiếm, mua sắm trực tuyến hay những cuộc nói chuyện phàn nàn về công việc của bạn. Thậm chí là dạo chơi trên các trang web mạng xã hội hoặc bất cứ điều gì cá nhân khác.

Bởi chắc chắn khi biết nhân viên của mình tiêu hao kha khá thời gian vào những việc không phục vụ cho công việc, nhà tuyển dụng bạn chắc chắn sẽ không vừa ý và có ý sẽ sa thải bạn ngay lập tức.

2. Phàn nàn về sếp của bạn

Bạn không bao giờ biết chắc người đang lắng nghe bạn có phải là người đáng tin cậy hay không. Chính vì thế, bạn đừng bao giờ phàn nàn hay nói xấu sếp của mình ở bất cứ đâu nơi công sở. Vì nếu chỉ nhận được một lời đồn thổi về điều tiếng này, thì sếp của bạn chắc chắn sẽ không bao giờ vui. Và người chịu thiệt thòi chính là bạn đấy.

3. Không cố gắng che đậy một sai lầm

Mọi người đều có thể mắc sai lầm trong công việc ở một thời điểm nào đó. Điều quan trọng là cách bạn xử lý và đối mặt với những sai lầm ra sao. Nếu bạn không chấp nhận sai lầm và nhận trách nhiệm, lại còn cố gắng che đậy nó thì tức là bạn không dám đối mặt với sự thật và không trung thực.

Sếp của bạn sẽ rất tức giận khi thấy bạn trở nên như vậy. Và hình ảnh của bạn sẽ xấu đi nhiều trong mắt ông chủ của bạn đấy.

4. Giận dữ thái quá tại nơi làm việc

Đôi khi, giận dữ tại nơi làm việc là một cảm xúc hoàn toàn bình thường khi bạn thất vọng về một việc hay một người nào đó. Song để đến mức bạn phải hét lên, đập cửa hoặc lao vào đánh nhau với người kia thì đó là một việc rất mất hình ảnh. Bởi vì thực tế, có khi chỉ qua một sự cố nhỏ như thế này nhưng danh tiếng của bạn có thể bị hủy hoại hết. Nhiều người sẽ dè chừng và không muốn làm việc với kẻ mất kiểm soát như bạn.

5. Không làm những gì bạn nói đang làm

Trong công việc, bạn nói làm là phải làm đến nơi đến chốn. Đừng bao giờ không làm những gì bạn đã nói rằng bạn đang đi làm. Cho dù đó là  một hành động nhỏ như trả lời email hoặc chuyển tiếp một tài liệu cho ai đó. Hoặc lớn hơn là báo cáo tiến độ một dự án… Bởi chỉ qua hành động này, sếp của bạn sẽ kết luận rằng, họ sẽ không thể trông cậy vào bạn được vì bạn không biết giữ lời.

6. Chỉ làm những việc đáp ứng mong đợi tối thiểu của sếp

Trong quá trình làm việc, bạn chỉ làm việc cầm chừng và không làm bất cứ điều gì khác. Thực tế, bạn nên làm việc hết khả năng của mình để vượt ra ngoài đòi hỏi của sếp. Chỉ có như vậy, bạn mới được coi là có giá trị với ông chủ của bạn.

Nếu bạn chỉ đơn giản là đáp ứng mong đợi tối thiểu, ông chủ của bạn có thể nhanh chóng tìm thấy một ứng cử viên khác sẽ làm được còn nhiều hơn thế nữa.

7. “Chăm sóc” bạn bè nhiều hơn “để ý” tới công việc

Thật tuyệt vời nếu như bạn có những người bạn làm việc cùng. Nhưng nếu như bạn thường xuyên chat chit để tâm sự, chia sẻ hay để nói xấu về ông chủ, bạn sẽ làm mất nhiều thời gian để cống hiến cho công việc. Và khi đó, một công việc dù tốt đến đâu cũng nhanh chóng rời khỏi bạn.

8. Bực bội trước những thông tin phản hồi xấu

Rất nhiều người khi đi làm ở công sở thường cảm thấy buồn, cảm thấy bị xúc phạm, cảm thấy tức giận khi bị sếp phản hồi những thông tin xấu về công việc bạn đang làm. Tệ hơn nữa, bạn có thể giận dữ hoặc tránh mặt nhiều người.

Tuy nhiên, điều quan trọng không phải là bạn bực tức khi nghe thông tin xấu mà cần phải lắng nghe xem bạn có những điều gì sai trái để kịp thời sửa đổi bản thân.

9. Giấu dốt trong công việc

Trong quá trình làm việc, bạn sẽ phải va chạm với rất nhiều điều không biết như: làm báo cáo, cài phần mềm… Và nhiều người tuy không biết làm nhưng sợ ê mặt tại công sở nên cố ý giấu dốt. Như vậy, bạn chẳng những làm người khác có thể tức giận mà còn bỏ lỡ đi bao việc vì sự ngu dốt này của bạn.

Chưa kể, nếu sếp của bạn nhận thấy bạn không tự tin hoặc quá dốt và không có tinh thần học hỏi sẽ cực kỳ thất vọng và muốn “loại” bạn ngay tức thì.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hải Phòng (Đời sống & pháp luật)
Công sở và những áp lực Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN