Thô lỗ, cục cằn với vợ cho đến khi con trai nói một câu chết điếng
Lắm khi tôi cảm thấy anh ấy sẽ đánh chết tôi mất. Nhưng một chặp sau, anh ấy lại cười nói, bế con, đêm đến vẫn đòi ôm hôn, làm chuyện ân ái bình thường như chẳng có chuyện gì xảy ra.
Chị Hòa càng ngày càng lạnh lòng với chồng. Ảnh minh họa
Cả xóm biết, anh Thạnh là người đàn ông của gia đình. Nào có mấy người đàn ông 6h sáng dậy tập thể dục rồi mua đồ ăn sáng về cho vợ con, đưa con đi học, chiều đón con về kiêm luôn đi chợ. Lúc nào vợ bận cũng không nề hà nấu cơm, giặt quần áo.
Nhưng anh cũng có thói xấu mà cả xóm biết là nóng tính. Không chỉ nóng nẩy, mắng chửi vợ mà nhiều khi bát đĩa cũng bay vèo vèo ra sân khu tập thể, hàng xóm lớ xớ lại gần có khi "ăn" luôn cái bát. Nghe "nhạc hiệu" thì mọi người cũng đoán được nội dung cáu kỉnh của anh.
Vợ đi làm đầu xoăn về là anh rít lên: "Cave đâu mà điệu đà, làm duyên làm dáng. Định mồi chài thằng nào à. Dửng mỡ vừa chứ". Vợ anh phân trần là cuộc sống hiện đại thì làm sao để tóc dài mộc mạc mãi, thế là nồi cơm bay ra sân. Chị Hòa vợ anh khóc trong tấm tức. Nhưng được cái, một chốc đã thấy anh Thạch lúi húi nấu mì tôm, hô vợ con vào ăn.
Lại có lần ti vi bị hỏng, anh Thạch cứ loay hoay sửa chữa, mà sửa thì ít, đấm ti vi thì nhiều. Thế là chị Hòa sốt ruột: "Anh làm thế thì hỏng mấy, bê ra thợ mà sửa", vậy là ti vi đập thẳng vào tường vỡ tan. Chiều anh Thạch lại đi mua ti vi mới, cười hớn hở với hàng xóm: "Nhờ em mà nhà có ti vi mới để xem".
Chẳng mấy khi anh Thạch được lời nói "bình thường" với vợ. Thấy vợ đi chợ lâu mới về, anh bẳn gắt: "Đồ vụng thối vụng nát, la liếm gì ngoài chợ mà giờ này mới về". Cậy mình nhà giàu, anh luôn nhắc nhở vợ: "Dân nhà quê, không lấy tôi giờ này có mà cô đi gánh phân ngoài đồng cũng nên". Đi làm, vợ gọi điện hỏi chuyện này, chuyện nọ, anh cáu mù: "Đ... gì mà gọi lắm thế. Biết rồi", chẳng bao giờ có chủ ngữ...
Hàng xóm thấy phường chèo quá, can vài lần cũng thôi. Nghe mọi người góp ý, anh Thạch chỉ xoa đầu cười ngây ngô: "Tính em nóng. Em mà nóng lên thì đầu óc cứ mờ mịt cả. Em cứ phải đập đại một cái gì đó. Chứ em có để bụng gì đâu, em vẫn chăm lo cho vợ con đầy đủ".
Lúc đầu, chị Hòa cũng phản ứng lại, nhưng càng nói thì anh Thạch càng cáu bẳn, thô lỗ, chị nản đành thôi. Chị Hòa buồn rầu: "Lúc đầu tôi sợ hãi lắm, cứ phải nép vào một góc để tránh cơn thịnh nộ của anh ấy. Lắm khi tôi cảm thấy anh ấy sẽ đánh chết tôi mất. Nhưng một chặp sau, anh ấy lại cười nói, bế con, đêm đến vẫn đòi ôm hôn, làm chuyện ân ái bình thường như chẳng có chuyện gì xảy ra.
Thú thật, lúc đó, vì để tránh một cơn thịnh nộ nữa của chồng mà tôi để yên cho anh ấy âu yếm. Nhưng cơ thể tôi, tim tôi cứ lạnh dần, nụ cười cứ tắt dần. Làm sao tôi có thể yêu thương khi nhớ lại đôi mắt lạnh lẽo, vằn máu lúc anh ấy giận dữ, làm sao tôi có thể sung sướng khi đôi bàn tay vừa tát mình lại vuốt ve tôi? Sao tôi vui vẻ khi đôi môi vừa mắng chửi tôi lại hôn tôi? Mặc dù, tôi vẫn hiểu anh ấy không quá tệ, vẫn chăm lo cho gia đình.. Nhưng tôi đã bị lãnh cảm, càng ngày càng căng mình chịu dựng chồng. Vì con cái, tôi vẫn cố nhẫn nhịn".
Anh Thạch sẽ vẫn giữ kiểu cách ăn nói cục cằn với vợ, nếu một ngày không bắt gặp cậu con trai 4 tuổi của mình nói với mẹ: "Đú gì mà cứ õng ẹo trước gương thế. Mau lên, đưa người ta đi chơi?".
Chị Hòa sững ngời, quay phắt lại, đưa tay lên định tát con. Nhưng nghĩ thế nào, chị quay đi, nước mắt lưng tròng. Anh Thạch cũng cứng họng, vì con trai đã nói đúng những lời mà anh đã nói với vợ.
Một đêm vợ bắt Lực "chiều" tận 3, 4 lần khiến anh gần như kiệt sức, cả ngày đi làm luôn trong tình trạng bải...