Thiếu nữ trong trang phục dân tộc Mông đón Tết với vẻ đẹp tựa bông hoa núi rừng
Vàng Thị Sinh (sinh năm 2003) sinh ra và lớn lên tại Đồng Văn, Hà Giang. Năm 2018, Sinh được cộng đồng mạng biết đến với biệt danh “cô gái bán lê” cùng nét đẹp xinh tươi, mộc mạc trong bộ đồng phục ngồi bán hoa quả phụ giúp gia đình. Chào đón Xuân Quý Mão 2023, thiếu nữ Hà Giang lựa chọn chụp bộ ảnh Tết với chính trang phục truyền thống dân tộc Mông với hy vọng đón chào một năm mới với nhiều niềm vui, may mắn.
Vàng Thị Sinh (sinh năm 2003) sinh ra và lớn lên tại Đồng Văn, Hà Giang.
Vàng Thị Sinh hiện đang theo học ngành Kế toán doanh nghiệp, Trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ Hà Giang. Ngoài việc học, Sinh cũng góp phần quảng bá nét đẹp du lịch tại địa phương. Vào năm 2018, Vàng Thị Sinh được lựa chọn làm Gương mặt đại diện thương hiệu cho Lễ hội hoa tam giác mạch tỉnh Hà Giang. Năm 2019, cô tham dự Liên hoan quốc tế sân khấu thử nghiệm lần thứ IV và xuất sắc giành Huy chương Bạc với vở diễn Cô đồng. Sinh còn là Hoa khôi năm 2018 và Á khôi năm 2019 giải Bóng bàn - Cúp Hội nhà báo Việt Nam.
Vàng Sinh trong bộ trang phục cổ truyền dân tộc Mông với mong muốn lan tỏa nét đặc trưng trong văn hóa dân tộc Mông đến với mọi người.
Đến vùng đất Hà Giang, nơi dân tộc Mông sinh sống ta sẽ bắt gặp một vẻ đẹp cuốn hút bởi sự mộc mạc bình dị thiên nhiên nơi vùng núi sơn cước và đặc biệt là vẻ đẹp của người thiếu nữ trong trang phục dân tộc truyền thống nơi đây. Không phải vẻ đẹp lộng lẫy gây choáng ngợp, Vàng Sinh tựa "bông hoa của núi rừng" sở hữu nét duyên dáng nét đẹp mặn mà với nước da trắng ngần, mái tóc dài và nụ cười tươi say đắm trong những bộ trang phục truyền thống đầy màu sắc.
Nét đẹp đầy sức sống của thiếu nữ độ tuổi 20.
Sắc xuân tràn ngập trên khắp bản khi hoa đào nở rộ.
Khoác trên mình nhiều bộ trang phục dân tộc Mông khác nhau, Sinh cho biết: “Dân tộc Mông ở Hà Giang vẫn giữ được bản sắc văn hóa độc đáo. Một trong những biểu trưng của tinh hoa văn hóa người Mông đó là trang phục truyền thống của người phụ nữ Mông. Những bộ trang phục thể hiện được toàn bộ sự tài hoa khéo léo cầu kỳ trong từng đường kim, mũi chỉ với từng nét hoa văn họa tiết nhỏ. Chiếc váy có nhiều nếp gấp rộng, xòe ra mềm mại như cánh hoa, trên nền váy thường được thêu những sợi chỉ nhiều màu.”
Với Sinh, Tết không chỉ là lúc người người, nhà nhà dọn nhà ăn Tết bên những mâm cao cỗ đầy, mà hơn hết Tết là dịp đoàn viên.
Kết thúc buổi học cuối cùng, như thường lệ Sinh trở về nhà để chuẩn bị đón Tết cùng gia đình. Tết không chỉ là lúc người người, nhà nhà dọn nhà ăn Tết bên những mâm cao cỗ đầy, mà hơn hết Tết là dịp đoàn viên. Chia sẻ về nét đặc trưng trong dịp Tết cổ truyền dân tộc Mông, Vàng sinh nói: “Mâm cỗ ngày Tết của người Mông luôn có bánh dày để cúng tổ tiên, trời đất bởi dân tộc mình quan niệm: Bánh dày tròn tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời, nguồn gốc sinh ra con người, vạn vật. Thức ăn chính trong mấy ngày tết vẫn là thịt lợn, bánh ngô, bánh dày và rượu ngô."
Cũng theo Sinh, Tết cũng là dịp để người Mông tổ chức các trò chơi truyền thống như chơi quay, đánh yến, múa khèn, hát đối… khắp các bản làng trở nên rộn ràng, náo nhiệt trong những ngày đầu xuân đón Tết. Đây cũng là dịp để mọi người vui chơi, nghỉ ngơi sau một năm làm lụng vất vả".
Vàng Sinh trong tà áo dài đỏ cùng vẻ đẹp tươi tắn rạng, cô ngời hy vọng một năm mới với nhiều niềm vui, may mắn, hạnh phúc.
Trước khoảnh khắc chuyển giao năm mới, Sinh mong muốn gửi gắm lời chúc: “Mình xin tự chúc bản thân năm mới luôn mạnh khỏe và phải thật cố gắng để bản thân trở nên hoàn thiện hơn. Và Sinh xin được gửi lời chúc mừng năm mới thân thương đến những bạn đọc của chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong cùng toàn thể các bạn sinh viên có một mùa xuân Quý Mão 2023 bình an, khỏe mạnh, sum họp bên gia đình và gặt hái được nhiều thành công rực rỡ.”
Dân mạng để lại bình luận: "Không hợp tý nào".
Nguồn: [Link nguồn]