Thiên tài lịch sử được cả nước kỳ vọng: Tự kết liễu cuộc đời vì áp lực dư luận

Sự kiện: Giới trẻ 2025

Từng là niềm hy vọng của đất nước xứ tỷ dân, nhưng thần đồng lịch sử Lin Jiawen đã chọn cách ra đi vĩnh viễn ở tuổi 18 vì áp lực dư luận khiến ai cũng xót thương.

Lin Jiawen (SN 1998) lớn lên trong gia đình gia giáo tại Tây An ( Thiểm Tây, Trung Quốc) khi có ông bà và bố mẹ đều là giáo viên. Anh kế thừa những tinh hoa từ thế hệ đi trước, sớm trở nên nổi bật so với bạn bè đồng trang lứa.

Khi mới học tiểu học, Lin Jiawen đã bộc lộ niềm yêu thích đặc biệt với lịch sử. Cậu đọc nhiều sách và không ngừng đặt ra những câu hỏi để nâng cao hiểu biết của bản thân. Tài năng của Lin Jiawen được gia đình phát hiện và bồi dưỡng từ sớm.

Chân dung thiên tài xấu số. Ảnh: SOHU

Chân dung thiên tài xấu số. Ảnh: SOHU

Lên cấp phổ thông, mức độ am hiểu về kiến thức lịch sử của Lin Jiawen vượt xa các học sinh khác, trở thành nhân vật nổi tiếng ở trường. 16 tuổi, anh trở thành tác giả của cuốn sách lịch sử “Khi Đạo giáo thống trị Trung Quốc”. Tác phẩm sau khi xuất bản nhanh chóng tạo ra tiếng vang trong lĩnh vực sử học.

Thời điểm ra mắt sách trên, Lin Jiawen giấu danh tính bản thân vì không muốn trở thành tâm điểm truyền thông. Ước muốn của anh là làm người bình thường, được học tập nghiên cứu và thoả sức viết sách.

Không lâu sau, anh tiếp tục xuất bản cuốn sách thứ hai mang tên “Nỗi buồn và niềm vui cho thế giới”, một lần nữa tạo ra cơn chấn động trong giới văn học Trung Quốc. Tuy nhiên khác với lần trước, vì lợi ích của nhà trường và gia đình, Lin Jiawen đã công bố danh tính với công chúng.

Lin Jiawen trở nên nổi tiếng sau khi công bố danh tính là người đứng sau hai cuốn sách nổi tiếng “Khi Đạo giáo thống trị Trung Quốc” và “Nỗi buồn và niềm vui cho thế giới”. Ảnh: SOHU

Lin Jiawen trở nên nổi tiếng sau khi công bố danh tính là người đứng sau hai cuốn sách nổi tiếng “Khi Đạo giáo thống trị Trung Quốc” và “Nỗi buồn và niềm vui cho thế giới”. Ảnh: SOHU

Những tưởng sau khi công khai, Lin Jiawen sẽ nhận được sự ngưỡng mộ và yêu mến từ người xung quanh. Thế nhưng ngược lại, chàng trai này lại chỉ nhận về những sự ngờ vực, lời bàn tán, bình luận ác ý. Nhiều người không tin 1 chàng trai 16 tuổi như Lin Jiawen có khả năng viết ra những cuốn sách "gây chấn động" như vậy. Chàng trai 9x bất ngờ đối mặt với những lời chỉ trích trên mạng. Anh bắt đầu hoài nghi về bản thân mình, sống khép kín dần và rơi vào trầm cảm.

Lin Jiawen có nhiều biểu hiện tâm lý không ổn định. Thậm chí, anh không còn cảm thấy vui vẻ và phấn chấn khi nhìn vào những giải thưởng hay thành tựu mình có được. Cho tới năm 18 tuổi, Lin Jiawen quyết định giải thoát cho chính mình bằng cách nhảy lầu và ra đi mãi mãi. Trước thông tin này, nhiều người không chấp nhận được việc Lin Jiawen đã tự kết thúc cuộc đời của chính mình. Chàng trai được mệnh danh "thần đồng" lịch sử Trung Quốc còn mong muốn sách của mình không được tái bản, những bản thảo khác đều tiêu hủy sạch sẽ.

Suốt 1 khoảng thời gian dài, bố mẹ "thần đồng" lịch sử vẫn không thể chấp nhận sự thật rằng anh đã ra đi mãi mãi. Câu chuyện của Lin Jiawen khiến nhiều người bàng hoàng, không khỏi xót xa. Đó cũng là sự mất mát vô cùng lớn của ngành lịch sử Trung Quốc. Họ đã mất đi 1 nhân tài, 1 "thần đồng" có thể cống hiến hết mình vì lịch sử.

Trước khi ra đi, Haizi đã để lại di thư cho gia đình, anh nói ra mong muốn của bản thân đồng thời khẳng định cái chết của mình không liên quan đến bất cứ ai.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thùy Dung (t/h) ([Tên nguồn])
Giới trẻ 2025 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN