Thầy giáo trẻ và bảo tàng chiến tranh
Gần 1000 kỷ vật thời chiến treo kín khắp trong căn nhà nhỏ của anh Điệp được dày công sưu tập từ khi còn học cấp hai đến nay.
Mỗi một kỷ vật được trưng bày trong nhà tôi đều gắn liền với một cuộc đời của những chiến sĩ, dù bất kể họ là lính hay tướng nhưng họ đều hy sinh sương máu để giành độc lập tự do cho đất nước, đó mới là điều đáng trân trọng: Anh Điệp tâm sự
Phạm Văn Điệp (sinh năm 1985, tại huyện Duy Tiên, Hà Nam) dù đã là một thầy giáo thể chất tại Trường Tiểu học Hoàng Đông nhưng có niềm đam mê sưu tập những kỉ vật chiến, chủ yếu là những kỷ vật trong thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ.
Ngay từ hồi còn học cấp hai, Điệp đã có niềm đam mê, nhìn ngắm những kỉ vật của thời chiến tranh. Chính vì vậy anh đi bất cứ đâu, anh đều tìm kiếm, mua lại những kỷ vật của các cựu chiến binh. Nhiều lần anh phải đi lại nhiều lần, bày tỏ sự chân tình của mình, anh mới có được món đồ quý giá.
Gần đây nhất, Điệp phải mất công đi vào, đi ra mấy lần mới mua được một chiếc mũ của phi công lái máy bay MIG-21 lấy ở Quảng Bình từ một người dân nhặt được. Anh Điệp giải thích, chiếc mũ này rất quý vì nó là chiếc mũ của người phi công lái MIG - 21 (chuyên tiêu diệt pháo đài bay B52) trong thời kì kháng chiến chống Mỹ.
Mỗi kỷ vật trong bộ sưu tập đều được anh ghi rõ thời gian, địa điểm và những câu chuyện bên lề xung quanh kỷ vật đó.
Hàng ngàn kỷ vật từ thời chiến tranh được thầy giáo Điệp treo khắp bốn bức tường trong căn nhà nhỏ của mình. Phần lớn trong đó là các kỷ vật thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ như bình bi đông và dao găm, đạn cối 82mm, đạn pháo cao xạ 37mm
Anh rất chân trọng những kỷ vật và anh nhận ra: Mình phải chân thành, quý trọng những kỷ vật và kỷ vật cũng sẽ có duyên với người nếu mình quyết tâm có bằng được.
Mũ của phi công lái máy bay MIG-21 mua ở Quảng Bình do một người dân nhặt được.
Để có được chiếc mũ này, anh phải mất công đi vào, ra mấy lần mới có được. Tiền mua chiếc mũ chỉ bằng một tháng lương (hơn 2 triệu đồng) nhưng tiền đi vào, ra thì gấp 2, 3 lần.
Các loại súng được tháo ruột, đạn tháo thuốc súng ra mới để trưng bày. Cối 105mm, đạn cối 82mm, đạn pháo cao xạ 37mm.
Rất nhiều kỷ vật được anh trân trọng treo khắp nhà.
Đây là kỷ vật đầu tiên anh sưu tầm được, con dao găm này là kỷ vật của một người lính lấy được của quân Trung Quốc trong thời kỳ chiến tranh biên giới 1979.
Bộ lưỡi lê tiện cho việc "cận chiến" khi đánh nhau giáp la cà
Ba lô của lính Trung Quốc, anh Điệp mua lại được từ người dân vùng biên giới.
Những kỉ vật gắn với một thời chiến tranh khốc liệt.
Dây lưng của lính Mỹ với nhiều đồ, vũ khí.
Hai chiếc dây lưng đối lập nhau trong thời kí kháng chiến, bên phải là dây lưng của lính Việt Nam, bên trái là dây lưng của lính Mỹ.
Bộ quần áo cùng di ảnh của một chiến sĩ đã hy sinh.
Nhiều loại bình bi đông, bát... qua các thời kì kháng chiến.
Chiếc "tẩu Pôn-pốt" làm từ sừng sưu tập được từ một cựu binh.
Mooc của xe bọc thép M113 của Mỹ.
Thanh kiếm cổ với nhiều họa tiết cầu kì.
Chiếc xe đạp ô-zô của Pháp giá 30 triệu có biển số
Dự định trong tương lai, anh sẽ mở một bảo tàng tư nhân hay một quán cafe mang tên lính, để những người cùng đam mê, sở thích tới bàn luận. Quan trọng hơn là anh muốn mọi người hiểu, trân trọng thế hệ cha ông đã hy sinh, chiến đấu để có được những ngày yên bình như ngày hôm nay.