Thấy con làm bài tập 12h đêm chưa xong, ông bố đi gặp cô giáo chất vấn thì ngẩn người
Quá tức giận với bài tập về nhà cô giao, ông bố thẳng tay xé quyển vở. Đứa con trai đang chép gần xong, giờ bị bố xé đi càng hoảng sợ, khóc to hơn.
Trẻ em bây giờ cũng có những nỗi khổ riêng, áp lực hơn trẻ em ngày xưa (Ảnh minh họa)
Mặc dù xét về đời sống vật chất, trẻ em ngày nay sung sướng hơn trước rất nhiều. Thế nhưng trẻ em bây giờ cũng có những nỗi khổ riêng, áp lực hơn trẻ em ngày xưa, đặc biệt là khi trẻ đi học. Chúng thường xuyên phải đối diện với hàng đống bài tập về nhà, ôn luyện, thi cử… Dù còn nhỏ nhưng trẻ đã phải làm bài tập về nhà tới tận đêm khuya.
Zichen - một cậu bé Trung Quốc năm nay đang học lớp 5. Dù còn đang học tiểu học nhưng cậu bé luôn bù đầu với việc học. Mỗi ngày sau giờ học, Zichen còn phải đến các lớp ôn luyện khác nhau. Tối thì phải học từ 9 – 10h tối mà vẫn còn rất nhiều bài tập.
Vào một ngày, bố của Zichen đi làm vào lúc 12h đêm, khi thấy con vẫn còn đang ngồi làm bài tập, ông bố này đã rất tức giận, mắng mỏ Zichen vì quá ham chơi mà không học bài sớm để phải ngồi làm muộn tới tận bây giờ.
Zichen đau khổ, vừa khóc vừa nói: "Con không chơi, vì bài tập hôm nay quá nhiều. Con đi học về đã 10 giờ rồi".
Thấy con làm bài tập 12h đêm chưa xong, ông bố vô cùng tức giận (Ảnh minh họa)
Nghe thấy điều này, bố của Zichen đã ngừng nói con trai mình và mở sách của con ra để xem bài tập về nhà. Người bố phát hiện ra con mình đang chép lại bài và phải chép đi chép lại tới 20 lần. Quá tức giận với bài tập về nhà cô giao, ông bố thẳng tay xé quyển vở. Đứa con trai đang chép gần xong, giờ bị bố xé đi càng hoảng sợ, khóc to hơn.
Thấy con làm bài tập 12h đêm chưa xong, ông bố đi gặp cô giáo "hỏi tội" thì ngẩn người. Kết quả là, cô giáo giải thích cô chỉ yêu cầu viết những câu hay nhất trong đoạn trích viết 20 lần, vấn đề là Zichen không nhớ rõ. Bố của Zichen đã phải xấu hổ xin lỗi cô giáo và về nhà dạy lại con.
Thực tế, trường hợp của Zichen là do phải chịu áp lực học hành quá lớn. Chính điều đó đã gây ra những điều ảnh hưởng xấu tới trẻ. Khiến cậu bé không phân biệt rõ ràng được lời cô nói trên lớp, hiểu máy móc.
Cô giáo giao bài tập đúng nhưng trẻ vì quá áp lực nên hiểu máy móc, không rõ ý cô.
Ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của trẻ
Trước hết, áp lực học tập của trẻ quá lớn, điều đầu tiên ảnh hưởng chính là hiệu quả học tập của trẻ. Bởi nếu chịu quá nhiều áp lực, trẻ sẽ không đủ năng lượng khi học, khó tập trung, khó tiếp thu nội dung trên lớp trong thời gian hạn chế, hiệu quả đương nhiên sẽ giảm sút.
Áp lực học tập của trẻ quá lớn, điều đầu tiên ảnh hưởng chính là hiệu quả học tập của trẻ. (Ảnh minh họa)
Ảnh hưởng đến hứng thú học tập của trẻ
Mặc dù việc học rất nhàm chán và tẻ nhạt nhưng việc học cũng cần có sự hứng thú nhất định. Nhưng khi áp lực học tập của trẻ đạt đến một mức độ nào đó, trẻ sẽ bị chán nản và mất đi sự tự tin, hứng thú học tập.
Nếu trẻ không hứng thú với việc học thì chắc chắn việc học sẽ khó hơn, không có nhiều kết quả, ảnh hưởng lớn đến công việc học tập của trẻ.
Ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ
Áp lực học tập của trẻ quá lớn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Việc học quá nặng chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt và nghỉ ngơi bình thường của trẻ, lâu dần trẻ sẽ dễ bị ốm do làm việc quá sức và mắc các bệnh hiểm nghèo.
Ảnh hưởng đến trí lực, tâm lý của trẻ
Áp lực học hành quá lớn cũng rất bất lợi cho sự phát triển trí lực của trẻ. Vì áp lực học tập của trẻ càng lớn, tâm lý cả người càng tiêu cực, càng dễ gục ngã trước áp lực cao. Lâu dần sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần và sự tăng trưởng của trẻ, khiến trẻ mắc các bệnh tâm thần.
Làm thế nào để giúp trẻ nâng cao hiệu quả học tập?
Giúp trẻ sắp xếp thời gian hợp lý
Nếu bạn muốn nâng cao hiệu quả học tập của con cái thì việc sắp xếp thời gian biểu hợp lý là chìa khóa quan trọng. Các bậc cha mẹ ngày nay nói chung là quá lo lắng. Họ luôn quen với việc tìm nhiều trường luyện thi và bắt con làm nhiều bài tập để có kết quả học tập tốt. Bố mẹ sử dụng mọi thời gian rảnh rỗi của trẻ để bắt trẻ học tập chăm chỉ vì sợ nếu con ít học sẽ bị bỏ lại phía sau ở trong lớp.
Áp lực học hành quá lớn cũng rất bất lợi cho sự phát triển trí lực của trẻ. (Ảnh minh họa)
Nhưng trên thực tế, cách làm này của cha mẹ có thể không giúp ích được gì cho việc học của trẻ. Tất nhiên sẽ cần phải học thêm mỗi ngày ngoài giờ trên lớp nhưng học thêm quá nhiều sẽ khiến trẻ có gánh nặng học tập lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả của trẻ.
Vì vậy, việc sắp xếp thời gian hợp lý là vô cùng quan trọng, cha mẹ phải cho con vừa học vừa chơi tốt thì trẻ sẽ ngoan hơn.
Giúp trẻ tìm ra phương pháp học phù hợp
Để giúp trẻ nâng cao hiệu quả học tập, chúng ta cũng cần giúp trẻ tìm ra phương pháp học phù hợp. Bởi chỉ khi học đúng phương pháp thì việc học của các em mới hiệu quả và điểm số của các em sẽ được cải thiện. Những đứa trẻ khác nhau có những phương pháp học khác nhau, và những phương pháp phù hợp với con của người khác có thể không phù hợp với con mình. Bố mẹ nên nhận thức rõ điều này. Phương pháp nào hiệu quả hơn thì chúng ta hãy tự tin cho con mình trải nghiệm.
Để giúp trẻ nâng cao hiệu quả học tập, chúng ta cũng cần giúp trẻ tìm ra phương pháp học phù hợp (Ảnh minh họa)
Quan tâm hơn đến những thay đổi trong tâm lý của trẻ
Để giúp trẻ nâng cao hiệu quả học tập, chúng ta càng phải quan tâm đến những thay đổi trong tâm lý của trẻ. Bởi nếu tâm lý của trẻ có dao động mà chúng ta vẫn chưa hiểu rõ, không thể giải thích, hỗ trợ trẻ kịp thời thì vấn đề tâm lý của trẻ sẽ ngày càng trở nên trầm trọng, theo thời gian, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của trẻ.
Ai cũng nói trẻ con ngày nay rất có phúc, không lo cơm ăn áo mặc nhưng đâu biết rằng trẻ em ngày nay còn khó khăn hơn rất nhiều. Dù không phải lo cơm ăn áo mặc nhưng trẻ em bây giờ đã phải gánh rất nhiều gánh nặng từ khi còn nhỏ. Và điều này trực tiếp khiến họ trưởng thành sớm hơn và hiểu nhiều hơn những đứa trẻ ngày xưa. Là cha mẹ, chúng ta vẫn phải quan tâm nhiều hơn đến sự phát triển trí lực của trẻ.
Sau khi xem đoạn clip cô giáo gửi, người mẹ ngày càng thương và yêu con gái mình hơn chỉ thông qua một hành động rất nhỏ.
Nguồn: [Link nguồn]