Thách cưới cao, bà nội vợ gặp chàng rể Mỹ cao tay
Chàng rể Mỹ lấy vợ Trung Quốc bị yêu cầu trả gần 400 triệu tiền thách cưới, chàng cháu rể cao tay đã sử dụng chiêu khiến bà nội vợ ngậm đắng nuốt cay.
Câu chuyện thách cưới, hồi môn vốn không xa lạ với tập tục cưới hỏi của một vài nước châu Á. Tuy nhiên với phương Tây, đó lại là một trong những điều nực cười nhất bởi họ cho rằng hôn nhân bắt đầu từ tình yêu, sự tôn trọng và tự do.
Một chàng trai Mỹ nhất quyết không chịu trả tiền thách cưới gây xôn xao mạng xã hội Trung Quốc.
Chàng trai tên là Bear, người New York và vợ chưa cưới tên Lộ Lộ, người gốc Bắc Kinh.
Bear chia sẻ, khi biết anh và Lộ Lộ có ý định tổ chức đám cưới, bà Vương - bà nội của cô gái - đã gặp anh nói chuyện.
Bà nói: "Tôi chỉ có cô cháu gái duy nhất nên đám cưới cần phải tươm tất một chút, đặc biệt là nó lại lấy người Mỹ. Tôi muốn có một đám cưới theo phong tục của Trung Quốc với 120.000 NDT tiền thách cưới (tương đương gần 400 triệu đồng)".
Ảnh minh hoạ
Nghe thấy cụm từ "thách cưới", Bear rất ngạc nhiên. Anh cho rằng số tiền đó quá lớn, anh chỉ được gia đình cho 5.000 USD để cưới vợ, hơn nữa số tiền ấy Bear phải mua sắm đồ đạc, thuê nhà. Bear cho rằng cưới xin chỉ cần bạn bè đến chung vui rồi làm một bữa cơm thân mật là xong, không phải cầu kỳ chuyện thách cưới.
Chàng trai cũng nhắn nhủ bà Vương, nếu sau này gia đình bà gặp khó khăn về mặt tài chính, anh sẵn sàng cùng vợ giúp đỡ tiền bạc.
"Đó mới là lòng hiếu thảo của bậc con cháu chứ không chỉ ở số tiền thách cưới. Số tiền đó chẳng phải giống như bán con cho người khác sao", Bear cho hay.
Thế nhưng bà nội Lộ Lộ không đồng ý, bà Vương nói tiền nuôi cháu gái từ tiểu học đến đại học không biết bao nhiêu mà kể, nên gia đình bà không chấp nhận. "Đó là tục lệ ở đây, nhà gái đưa ra con số và nhà trai cần phải thực hiện. Nếu không thực hiện được thì đó là bất hiếu", bà Vương gay gắt.
Thấy vậy chàng trai đành chơi chiêu mặc cả đồng thời hủy luôn chuyện tiền thách cưới.
Bear và bà nội của vợ ngồi chia các hồng bao để sử dụng trong ngày cưới.
Sau nhiều tranh cãi, bà Vương hạ giá còn 6.600 NDT (21,1 triệu đồng) đổi lại, chú rể sẽ chuẩn bị nhiều tiền lẻ để cho vào hồng bao trong đám cưới (để lì xì cho người nhà gái).
Trời không chịu đất, đất không chịu trời, cuối cùng bà Vương phải đồng ý.
Nhiều người cho rằng Bear quá may mắn vì không phải chịu tiền thách cưới, số tiền mà hầu như người đàn ông Trung Quốc nào lấy vợ cũng phải chấp nhận. Tuy nhiên vẫn có ý kiến đồng tình với cách hành xử của thanh niên Mỹ.
Theo truyền thống, của hồi môn thường là những đồ dùng, quần áo hay tiền bạc mà người phụ nữ mang từ nhà cha mẹ đẻ đến nhà chồng, thậm chí có cả giường, tủ, rương… Với con nhà giàu, cô dâu còn mang theo rất nhiều tiền bạc dư dả.
Dẫu biết rằng của hồi môn là điều cần thiết nhưng nó sẽ trở thành phản cảm và thước đo nhân cách của con người.
Cô dâu giấu tên hiện đang làm trong một ngân hàng ở New Delhi mới đây đã kiên quyết kiện chồng sắp cưới của mình là Akhshat Gupta, 32 tuổi, khi anh này đỏi hỏi của hồi môn về việc quá cao trong đám cưới, gây áp lực lên gia đình cô gái.
Chia sẻ với các phóng viên, cô gái này nói rằng cuộc hôn nhân của cô với anh Gupta được hai bên gia đình sắp xếp vào hồi tháng 4/2019.
Tuy nhiên không suôn sẻ ngay từ đầu, gia đình nhà trai được cho là "khác người" ngay từ việc đưa ra hàng tá yêu cầu khắt khe với con dâu tương lai và cả gia đình nhà gái.
Không chỉ đưa ra một loạt danh sách quà tặng đắt đỏ, gia đình anh Gupta còn "mặt dày" yêu cầu nhà gái tổ chức đám cưới trong một khu nghỉ dưỡng 5 sao, 1 dây chuyền vàng cho chú rể và bố chú rể và tiền mặt cho những người thân khác trong gia đình.
Cô gái cảm thấy vô cùng ấm ức nhưng gia đình cô vẫn nhân nhượng. Cô gái nói:"Bố mẹ tôi đã đồng ý với các yêu cầu ban đầu và hứa rằng họ sẽ làm bất cứ điều gì có thể với số tiền họ tiết kiệm được".
Tuy nhiên chỉ 2 ngày trước khi đám cưới diễn ra, gia đình chú rể đột nhiên yêu cầu nhà gái khoản tiền hồi môn 10 triệu rupee (hơn 3,3 tỷ đồng), thậm chí còn đe dọa sẽ hủy bỏ hôn nhân nếu yêu cầu này không được đáp ứng.
Tức nước vỡ bờ, gia đình cô gái không đưa cho nhà "đào mỏ" kia bất kì điều gì. Nhà Gupta làm ầm mọi việc lên, sau đó thẳng thừng hủy hôn.
Không để họ khoái chí, cô dâu thông minh đã quyết kiện gia đình này ra toà. Ngay sau đó, chú rể Gupta cùng với 10 người thân bên nhà trai đã bị cảnh sát bắt giữ để điều tra.
Cô gái bức xúc tố cáo: "Họ đã làm nhục bố tôi vì yêu cầu không được đáp ứng. Anh ta đã ngay lập tức bỏ đi khỏi đám cưới. Khi người thân của tôi cố gắng giữ anh ta lại, anh ta đã đe dọa họ sẽ gây ra những hậu quả khủng khiếp".
Được biết, xã hội Ấn Độ vẫn đặt nặng vấn đề của hồi môn. Của hồi môn (Dahej) là tài sản, hàng hóa có giá trị mà mỗi cô dâu cần mang theo khi về nhà chồng.
Một đám cưới của tầng lớp trung lưu ở Ấn Độ.
Người Ấn Độ quy định phụ nữ không có quyền thừa kế, nên của hồi môn chính là khoản tài sản mà cha mẹ dành cho con gái khi đến sống ở nhà chồng.
Nó cũng thể hiện tình yêu của các bậc cha mẹ đối với con cái, nhưng dần dần điều ấy đã bị lòng tham của gia đình nhà trai lợi dụng và trở thành gánh nặng đè lên vai những cô gái xuất thân trong gia cảnh thiếu thốn.
Một cô gái về nhà chồng mà không mang đủ của nả theo yêu cầu sẽ phải sống trong sự khinh bỉ và bạo hành của gia đình chồng.
Thậm chí ở Ấn Độ đã từng có gia đình sau khi biết mang thai em bé gái đã nhẫn tâm phá thai vì quá sợ "văn hoá hồi môn" ở nước này.
Và khi không thể chịu đựng nổi, các cô dâu buộc phải tìm đến cái chết để giải thoát bản thân khỏi tình cảnh "sống không bằng chết". Ghê rợn hơn, nhiều cô gái khác thậm chí còn bị nhà chồng đổ dầu hỏa thiêu sống hoặc ép tự tử.
Đã có không ít tình huống bất ngờ xảy ra mà hầu hết người chịu khổ là các cô gái. Một người phụ nữ đã từng bị chồng đánh đập tàn bạo rồi quay phim lại, gửi cho gia đình nhà gái để đòi của hồi môn.
Mặc dù Ấn Độ đã ban hành lệnh cấm trao của hồi môn từ năm 1961 nhưng tục lệ này vẫn được áp dụng rộng rãi gây nên "khủng hoảng cô dâu" ở các bang miền bắc như Punjab và Haryana.
Ấn Độ đã hiện đại hơn nhưng lý do khiến người Ấn Độ muốn có con trai vẫn tồn tại: Con trai không phải cần có hồi môn nên không làm "điêu đứng" gia đình; con trai ở nhà sau khi cưới vợ và có thể phụ giúp bố mẹ già; đạo Hindu quy định chỉ con trai mới được châm lửa giàn thiêu trong đám tang cha mẹ.
Seema Mustafa - một quan chức thuộc Trung tâm phân tích chính sách ở New Delhi ngậm ngùi cho biết tình trạng này là: "Bản năng nguyên thủy mà pháp luật chưa thể thay đổi".
Chỉ vì quá phấn khích và những người bạn xung quanh khích lệ, cô gái trẻ đã uống rất nhiều rượu để rồi phải trả...