Tết "đau đầu" vì quà biếu nhà chồng

Sự kiện: Những tâm sự hay

Những này Tết, nàng dâu hối hả việc nhà nhưng thứ làm không ít chị em đau đầu, ấy chính là quà Tết biếu Tết nhà chồng.

"Lần đầu tiên ăn Tết ở quê chồng nên cảm giác hồi hộp và háo hức lắm. Gần đến Tết, em đã vội vã đi siêu thị săn hàng “ngon, bổ, rẻ” mang về quê chồng. Em mua gần 1 triệu tiền bánh kẹo, hạt dẻ, hạt sen, hạt hướng dướng… để ăn vặt và tiếp khách. Ngoài ra, em đặt mua giò, chả đặc biệt ở Hà Nội và 5 hộp bánh kẹo ngon để mang về nhà chồng.

Cứ tưởng thế là chu đáo và đầy đủ vì bên cạnh những khoản em mua, chồng em còn chuẩn bị tiền để biếu và mừng tuổi bố mẹ. Nhưng vừa về đến nhà, bố mẹ chồng ra kiểm đếm đồ. Kiểm xong, mặt bố chồng em biến sắc. Mẹ chồng thì giận dỗi bảo: “Chúng mày mua được 5 hộp bánh thế này thì ai ăn ai nhịn?” rồi ngúng nguẩy đi vào phòng.

Tết "đau đầu" vì quà biếu nhà chồng - 1

Ảnh minh họa 

Ở quê chồng em, Tết nhất không đến chúc suông, ai đến nhà ai cũng phải có hộp bánh, hộp kẹo, gói mỳ chính và hộp chè. Quan hệ của ai càng thân thiết thì lễ càng phải to. Ví như bậc cô, dì, chú, bác, mỗi lễ đến chơi cũng phải 400 - 500 nghìn. Đó là chưa kể tiền mừng tuổi".

"Vợ chồng em tuy mang tiếng làm ở Hà Nội nhưng đồng lương công chức chỉ 4 - 5 triệu/tháng. Tết nhất cơ quan cũng chỉ thưởng cho 5 triệu. Vậy mà… Thế là chiều hôm đó, hai đứa đi rút thêm 20 triệu, cộng với 15 triệu có sẵn rồi đi mua quà", Hoàng Phương (Vĩnh Phúc) rầu rĩ chia sẻ.

Đồng cảnh ngộ, Thủy Thanh (Thạch Thất, Hà Nội) cho biết:"Tết nhà em cũng nặng nề chẳng kém. Bố mẹ chồng em tuy nông dân nhưng lại là những người tri thức và có con cái được coi là thành đạt trong họ. Thế nên mỗi dịp Tết đến là các con hiểu được ý ông bà luôn muốn thể hiện sự đầy đủ để cả họ còn trông vào. Thế là dịp Tết nào, em cũng phải đi săn lùng rượu ngoại và những món ăn đắt tiền. Rượu ông bà đâu có uống mà để chưng bày cho đẹp tủ. Có những năm, Tết có được khoản tiền nhỏ để tích cóp ra riêng có chút việc cần huy động tiền thì cũng bị "nướng" sạch vào việc săn lùng đùi cừu, thịt hun khói Nga... Toàn những đồ ngoại đắt tiền mà ăn thì chẳng ngon", Phương Thùy (Vinh, Nghệ An) chia sẻ.

Không cầu kỳ và tốn kém như trong nhiều gia đình, Tết với không ít chị em lại đau đầu kiểu khác, ấy là khi họ... không hiểu đúng ý bố mẹ chồng.

"Tết năm nào, em cũng cứ "chơi" phòng bì là nhanh nhất. Quả là rất tiện, ông bà muốn mua cái gì cũng được, không thích mua sắm gì thì cất đi. Thế nhưng nhiều năm đưa phong bì hôm trước thì sáng hôm sau bà lại lò dò mang lên trả. Hoàn toàn không phải bà mẹ chồng ghét bỏ gì em đâu, chẳng qua là bà thấy ngại. Bà nghĩ thầm "hay là nó trả công mình trông con cho nó", với lại ông bà cũng chưa đến mức thiếu thốn, nhận tiền của con thấy không thoải mái, ngoài ra cảm thấy vị thế của mình bị thay đổi. Điều ấy, mãi về sau này em mới hiểu!", Thu Hương (Quốc Oai, Hà Nội) cho biết.

"Em thì phải đau đầu mất 6 năm để tìm ra một lẽ vô cùng đơn giản. Hồi đầu thì cũng rượu bánh như mọi người, về sau em phát hiện cha chồng rất thích bày biện ngày Tết. Có cái gì đèm đẹp là bầy lên nóc tủ ly. Thế là em bỏ thêm 10.000 đồng thuê đóng túi quà vào chiếc giỏ thắt nơ xinh xắn. Từ năm đó trở đi, gói quà Tết của em năm nào cũng được bày vào vị trí trịnh trọng nhất". Hoàng Quyên (Bắc Giang) tâm sự.

Mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh, các cô con dâu cứ phải thăm dò cho kỹ lưỡng khi mua quà Tết cho nhà chồng. Mà nhiều khi không nhất thiết cứ phải chi thật nhiều tiền mới được lòng các cụ.

Các cầu thủ ”xả trại” thi nhau đi hẹn hò bạn gái sau Asian Cup

Về thăm gia đình và hẹn hò bạn gái sau khoảng thời gian dài xa cách là việc đầu tiên được dàn tuyển thủ lựa chọn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phương Nghi ([Tên nguồn])
Những tâm sự hay Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN