Tại sao nhiều người cứ thích để dành miếng ngon đến cuối cùng?

Hóa ra việc để dành miếng ngon cuối cùng lại liên quan tới nhiều yếu tố và cảm xúc của con người đến vậy.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Nhà tâm lý học người Mỹ Walter Mischel đã tiến hành một thí nghiệm, trong đó ông đưa các em nhỏ vào một căn phòng rồi phát cho mỗi người 1 viên kẹo. Ông nói rằng sẽ rời khỏi phòng trong 15 phút, nếu em nào không ăn kẹo sẽ được thưởng thêm 1 viên. Đương nhiên, có những em không thể chịu đựng được sự cám dỗ của đồ ngọt mà ăn ngay lập tức, trong khi đó có những em biết kiềm chế đợi cho tới khi ông quay lại mới ăn.

Walter Mischel tiếp tục theo dõi những em này và phát hiện ra rằng, những đứa trẻ lựa chọn việc trì hoãn phần thưởng có thành tích tốt trong học tập, công việc, sức khỏe, hơn nữa mức độ lạm dụng chất gây nghiện thấp hơn, khả năng chịu áp lực tốt và nhiều yếu tố khác vượt trội.

Trong thực tế có những người thích trì hoãn việc tận hưởng như vậy, họ luôn muốn để dành thứ tốt nhất cuối cùng. Ví dụ, trong một đĩa sushi có món mình thích nhất là nhím biển, họ sẽ để dành nó làm miếng cuối cùng, bất chấp việc có nguy cơ bị ai đó lỡ ăn mất. Tuy nhiên, đối với họ, việc có thể tận hưởng món ngon nhất vào cuối cùng không thể diễn tả bằng lời nói đơn thuần.

Mặc dù đối với một số người, trì hoãn phần thưởng có thể giống như sự hi sinh nhưng lại mang tới một cảm giác cực kỳ hạnh phúc. Điều này cũng giống như việc cuối tháng ăn gà rán thay vì 1 tuần ăn 3 lần sẽ ngon hơn hay tiết kiệm tiền cả năm để đi du lịch 1 lần sẽ rất mãn nguyện thay vì tháng nào cũng đi. Muốn tận hưởng niềm vui ngất ngây buộc phải trì hoãn việc tận hưởng nó ngay lập tức, điều này buộc phải kiên nhẫn và có ý chí cao.

Giống như việc theo đuổi mục tiêu trong cuộc sống, điều quyết định thành công trong tương lai không phải là quá khứ mà là ý chí hiện tại.

Bên cạnh đó, một số người có thói quen để dành miếng cuối cùng có thể vì nhiều lý do dưới đây:

- Tận hưởng cảm giác chờ đợi

Đối với những người thích để dành miếng ngon nhất cuối cùng, họ sẽ có cảm giác hứng thú, kích thích, háo hức khi nghĩ mình đã bỏ công chờ đợi. Họ muốn tận hưởng cảm giác ngon miệng nhất của bữa ăn, khiến mình không thể nào quên.

- Muốn có một trải nghiệm ăn uống ngon nhất

Đối với những người này, họ luôn muốn dành miếng ngon cuối cùng vì sẽ mang lại cho bản thân một trải nghiệm ăn uống xứng đáng nhất, hương vị ngon nhất sẽ lưu lại trong tâm trí khi bữa ăn đã kết thúc. Họ không muốn tận hưởng sớm miếng ngon rồi thời gian còn lại chỉ là việc lấp đầy cái bụng cho khỏi bị đói.

- Người có tính hiếu thắng

Đôi khi, để dành miếng ngon nhất vào cuối cùng cũng có thể phản ánh tính cách hiếu thắng của một người. Họ có thể muốn thể hiện sự kiên nhẫn, khéo léo trong việc chờ đợi và kiềm chế mình trước khi tận hưởng miếng ngon nhất.

- Chia sẻ và quan tâm đến người khác

Một số người có thể để dành miếng ngon nhất để chia sẻ hoặc tặng cho người khác. Họ muốn người mình yêu quý cũng có thể thưởng thức được món ăn ngon nhất này.

Tuy nhiên, đây chỉ là một số lý giải phổ biến cho việc thích để dành miếng ngon nhất vào cuối bữa ăn, ngoài ra còn tùy thuộc vào cá nhân và quan điểm của mỗi người.

Tại sao người hướng nội lại khó thăng tiến trong công việc?

Mặc dù những người lương thiện, hướng nội khó thăng tiến trong công việc nhưng nếu biết tập trung vào những ưu điểm của mình, họ hoàn toàn có khả năng được sếp chú ý...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng - 163 ([Tên nguồn])
Người trẻ suy ngẫm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN