Tại sao người càng giỏi lại càng dễ bị ghét?
Khi hiểu được lý do tại sao mình bị ghét, bạn sẽ dễ dàng chấp nhận được thực tế và không còn quá đau buồn khi bị mọi người xa lánh.
Ảnh minh họa.
Vòng tròn xung quanh bạn như thế nào thì bạn sẽ là kiểu người như thế đấy. Khi một người kết bạn, hầu hết họ thích có một người cùng trình độ, sở thích và quan điểm sống.
Thật không may, trong thực tế lại có một hiện tượng là khi bạn dần vượt qua những người trong vòng tròn kết bạn của mình, họ lại không muốn bạn tiến bộ hơn. Họ không nỗ lực tiến gần tới bạn hơn, thay vào đó là tẩy chay và tránh xa bạn, thậm chí nói xấu sau lưng. Cuối cùng, khi ngày càng ưu tú hơn, bạn sẽ thấy xung quanh mình ít bạn bè và trở nên cô đơn.
A có một nhóm bạn thân, có chung sở thích, thường tâm sự với nhau và thân thiết như chị em. A được lãnh đạo sắp xếp ra nước ngoài học bổ trợ kiến thức. Điều này đồng nghĩa với việc sau khi mọi thứ hoàn thành, việc tăng lương, thăng chức đang chờ đợi cô.
Để làm tốt công việc của mình, A đã gác lại mọi cuộc tụ tập, tập trung chuẩn bị cho chuyến đi này. Sau nửa năm, cô được thăng chức và lương tăng gấp đôi.
Khi cô gặp lại những người bạn tốt của mình, cô nhận ra rằng, mối quan hệ với mọi người đã xấu đi. Ngay cả bản thân cô cũng không còn thấy hứng thú với việc trò chuyện với họ.
Lúc bạn bè nói chuyện về các ngôi sao thần tượng, A cảm thấy nhàm chán, cô nghĩ thà đọc sách có khi thiết thực hơn. Khi bạn bè thắc mắc thỏi son mới ra có khuyến mãi gì không, A đã trả tiền và cho chị em dùng. Tưởng rằng mọi người sẽ biết ơn nhưng họ trả lại thỏi son và nói, thà dùng son rẻ tiền còn hơn nhận lòng tốt của cô.
Sau sự việc này, mối quan hệ của mọi người bắt đầu trở nên xa cách. Những người bạn cố tình hoặc vô ý muốn tránh xa cô, thậm chí từ chối gọi cô trong những buổi tụ tập.
A thắc mắc rằng, tại sao khi mình trở nên xuất sắc, bạn bè lại không chúc phúc hay ủng hộ.
Có câu nói: “Khi một người thiếu một đức tính nào đó, họ sẽ coi thường đức tính đó của người khác để đạt được sự cân bằng giữa cả hai”. Không có gì lạ khi bạn trở nên ưu tú, tốt hơn, sẽ có nhiều người ghen ghét hơn. Dưới đây là 3 yếu tố ảnh hưởng đến cách người khác nhìn bạn.
1. Không muốn trở nên thua kém
Trong giao tiếp giữa các cá nhân, khi chúng ta hòa hợp với những người khác, trong lòng mỗi người luôn có một sự cạnh tranh thầm kín. Rõ ràng chúng ta ở cùng đẳng cấp với nhau nhưng trong thâm tâm tôi muốn giỏi hơn người khác.
Khi bạn trở thành người nổi bật nhất trong đám đông, mọi sự tập trung sẽ đổ dồn vào bạn, tự nhiên bạn sẽ có cảm giác ưu việt. Ngược lại, nếu người khác giỏi hơn bạn, bạn sẽ dễ dàng mất đi ánh hào quang của mình.
Trong suy nghĩ của hầu hết mọi người, họ không muốn ở cạnh những người xuất chúng bởi vì cảm thấy mình thua kém, không muốn trở thành “vai phụ” hay “bình phong” để người khác nổi bật hơn.
2. Khác biệt về trình độ
“Gió tầng nào gặp mây tầng đó”, người ở các cấp bậc khác nhau không dễ gì ở với nhau lâu dài. Khi bạn ngày càng tiến bộ, người khác không theo kịp bạn, họ sẽ nảy sinh tâm lý phản kháng, ghen ghét, đố kỵ, sau đó là tẩy chay, nói xấu…
B là một người phụ nữ có trình độ học vấn cao, dù 35 tuổi, đã có gia đình nhưng cô vấn muốn tiếp học học lên. Trong số những người họ hàng với cô, có khoảng 5 người là chị em dâu, hầu hết đều làm mẹ toàn thời gian hoặc làm công nhân.
Một lần,trong một buổi họp mặt gia đình, mấy anh chị em họ đang thảo luận về chủ đề chăm sóc con cái. B nghe mọi người nói liền bày tỏ quan điểm của mình, nói thẳng luôn cách dạy con của họ là sai, sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của đứa trẻ. Đồng thời cô cũng gợi ý một số chuyên gia nuôi dạy con cho mọi người để được tư vấn.
Không ngờ sau khi B quay người rời đi, những chị em còn lại lại bắt đầu nhỏ giọng bàn tán: "Có gì hay ho thế? Cô ấy dạy tôi cách nuôi con à? Tôi đã có 2 đứa con rồi, còn cần cô ấy dạy nữa không?". Những người khác đều đồng tình, cho rằng B coi thường những người thân có trình độ học vấn thấp.
Bằng cách này, bất cứ khi nào B xuất hiện, mọi người sẽ né tránh và nói xấu cô sau lưng, cho rằng cô quá kiêu ngạo.
3. So sánh
Khi mọi người thân thiết với nhau, họ luôn bí mật so sánh lẫn nhau. Một số người không ngừng cố gắng trong âm thầm để trở nên tốt hơn, trong khi số khác lại ghen tị, không sẵn sàng đối mặt với những khuyết điểm của bản thân.
Sở dĩ một số người không thích những người xung quanh giỏi hơn mình là vì họ lo lắng khi bị đem ra so sánh. Trong trường hợp này, họ thà tránh xa những người xuất sắc còn hơn thừa nhận sự tầm thường của mình.
Tâm lý con người rất kỳ lạ, những người xuất sắc không cần quá chú ý đến hiện tượng này. Bạn biết rằng, mỗi người sẽ có những người bạn khác nhau trong ở mỗi giai đoạn trong cuộc đời. Khi bạn trở nên ưu tú, xuất sắc hơn nhóm bạn hiện tại, tốt nhất nên bước ra để tìm cho mình một vòng tròn mới phù hợp.
Khi bạn ngày càng giỏi hơn nhưng nhận thấy xung quanh mình ngày càng có ít bạn bè, đừng quá lo lắng, điều đó có nghĩa là nhóm tiếp theo gồm những người tốt không kém đang chờ đợi bạn.
Nguồn: [Link nguồn]
Một giáo sư người Mỹ đã đưa ra lời giải thích về hiện tượng này khi tức giận.