Tại sao khi tức giận nhiều người lại hay la hét?
Một giáo sư người Mỹ đã đưa ra lời giải thích về hiện tượng này khi tức giận.
Ảnh minh hoạ.
Một ngày nọ, giáo sư Emma - một nhà sinh lý học người Mỹ, đã hỏi các sinh viên của mình rằng: “Tại sao chúng ta thường hét lên khi tức giận?”.
Tất cả học sinh đều suy nghĩ hồi lâu, một người trong số đó nói: “Vì mất bình tĩnh nên chúng ta mới hét lên”.
Giáo sư lại hỏi: “Tại sao đối phương ở ngay bên cạnh mà cần phải hét to lên, không thể nói nhỏ tiếng hơn được sao”.
Rất nhiều sinh viên đưa ra đáp án nhưng không có câu trả lời nào khiến giáo sư hài lòng.
Cuối cùng, giáo sư giải thích: “Khi hai người đang tức giận, khoảng cách giữa 2 trái tim không hướng về nhau. Để rút ngắn khoảng cách này, 'chạm' vào trái tim của đối phương thì cần phải hét lên. Thế nhưng khi hét lên, người đó càng tức giận hơn, giống như một vòng lặp càng hét lớn lại càng tức giận”.
Giáo sư nói tiếp: “Chuyện gì sẽ xảy ra khi 2 người yêu nhau? Tình huống này sẽ ngược lại, họ thích nói nhỏ nhẹ hơn vì trái tim họ luôn hướng về nhau”.
Giữa trái tim của 2 người yêu nhau dường như không có khoảng cách, càng thì thầm bên cạnh nhau thì trong lòng càng yêu đậm sâu. Đôi khi họ chẳng cần nói với nhau lời nào cả, chỉ một ánh nhìn cũng truyền tải được lời muốn nói. Lúc đó, 2 người giao tiếp với nhau bằng con tim, không còn khoảng cách nữa.
Sau đó, giáo sư đã tiến hành một thí nghiệm rất đơn giản. Ông nhét một ống nghiệm thủy tinh vào một thùng nước chứa chất đặc biệt, sau đó thu thập nước tạo ra từ hơi thở của những người ở các trạng thái cảm xúc khác nhau.
Ông phát hiện ra rằng, ngay cả khi cùng một người, khi bình tĩnh thì hơi thở sẽ biến thành nước và trở nên trong suốt. Tuy nhiên, khi tức giận, hơi thở dù biến thành nước nhưng vẫn có kết tủa màu tím.
Theo cách nhà sinh lý học, sau khi phân tích kỹ càng hơn họ kết luận rằng, năng lượng mà một người tiêu hao trong 10 phút khi tức giận không kém gì việc tham gia một cuộc chạy đua 3.000 mét. Phản ứng sinh lý khi tức giận rất dữ dội và sự bài tiết cũng phức tạp hơn bất kỳ cảm xúc nào. Hơn nữa, nó còn rất độc hại nên người hay nóng giận ít khoẻ mạnh và sống thọ.
Kết quả nghiên cứu cho thấy những người mắc chứng rối loạn cảm xúc có nguy cơ mắc bệnh cao gấp đôi những người khác. Do đó, báo cáo của giáo sư đã đưa ra cảnh báo: “Tức giận ngang bằng với tự sát”.
Cuối cùng, giáo sư nói: “Khi hai người cãi nhau, đừng để khoảng cách giữa trái tim ngày càng xa cách, chứ đừng nói đến việc nói những điều khiến khoảng cách giữa trái tim của họ càng xa hơn. Nếu sau này vài, khoảng cách giữa 2 trái tim không còn xa nữa, mối quan hệ sẽ lại tốt đẹp".
Bên cạnh đó, dưới góc độ khoa học còn có một cách giải thích khác về hiện tượng này.
- Giải tỏa cảm xúc
Khi tức giận, cảm xúc mạnh mẽ và căng thẳng tích tụ trong cơ thể. La hét hoặc nói lớn có thể được coi là một cách để giải tỏa cảm xúc đó. Thông qua việc thể hiện cảm xúc một cách mạnh mẽ và âm thanh, người ta có thể cảm thấy như đang giải phóng sự tức giận và giảm bớt căng thẳng.
- Thu hút sự chú ý và tạo áp lực
Khi một người tức giận và muốn diễn đạt sự không hài lòng hoặc phản đối, việc nói lớn và la hét có thể thu hút sự chú ý của người khác và gây áp lực lên đối phương trong cuộc tranh luận hoặc xung đột. Điều này có thể làm tăng cảm giác kiểm soát hoặc sức ảnh hưởng lên đối phương.
- Tác động về mặt sinh lý
Khi cảm xúc tức giận tăng lên, cơ thể trở nên kích thích và nhạy cảm hơn. Điều này có thể dẫn đến tăng cường hoạt động của hệ thần kinh gây ra các phản ứng tự động như tăng nhịp tim, thở gấp. Việc la hét và nói lớn có thể là một phản ứng tự nhiên trong quá trình này.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không phải tất cả mọi người đều la hét hoặc nói lớn khi tức giận. Mỗi người có cách thể hiện cảm xúc khác nhau, có thể tồn tại nhiều yếu tố cá nhân và văn hóa ảnh hưởng đến cách chúng ta xử lý khi tức giận. Quan trọng nhất là học cách kiểm soát cảm xúc, tìm các phương pháp khác để xử lý xung đột một cách hiệu quả và lành mạnh.
Nguồn: [Link nguồn]
Nhiều người sau khi uống rượu thường gặp các triệu chứng như khô miệng, đau đầu và khát nước.