Tại sao khi trưởng thành rồi, bạn vẫn phải vượt qua cơn lười biếng bằng mọi giá
Đừng nghĩ vấn đề lười biếng là chuyện nhỏ, nếu không bạn sẽ phải trả một cái giá cực đắt cho sự trì hoãn của mình.
Bạn sẽ không nhận ra những tác hại của việc lười biếng cho tới khi nhận hậu quả. (Ảnh minh họa)
Chắc hẳn sẽ có một vài thời điểm, bạn trở nên lười biếng, chán nản mọi thứ trong cuộc sống này. Đôi khi, sự lười biếng không gây hại gì ở hiện tại nhưng bạn sẽ phải trả một cái giá cực đắt trong tương lai.
Tính cách lười biếng xuất hiện trong mọi khía cạnh trong cuộc sống. Dù là trong học tập, cuộc sống hôn nhân, công việc… nếu vẫn chủ quan không thay đổi tính cách xấu này, bạn sẽ phải nhận về những bài học rất đau thương.
---
Đối với tôi, sự lười biếng từng để lại một bài học cực kỳ lớn trong cuộc đời mình, đó là một cuộc hôn nhân chớp nhoáng.
Tôi thừa nhận mình còn trẻ, tính cách cũng không có gì nổi bật, đặc biệt rất sợ rước rắc rối vào người. Tôi thích làm những công việc lặp đi lặp lại như một vòng quay, không cần tốn nhiều sức lực. Vì có học lực ở mức trung bình nên tôi chỉ có thể tìm được một công việc cũng ở mức bình thường ai cũng làm được, nó cũng chẳng mang lại cho tôi sự thăng tiến gì cả.
Mấy năm nay, bố mẹ tôi cứ thúc giục chuyện cưới xin. Lúc đầu, tôi kiếm cớ từ chối hoài nhưng nhiều lần khó chịu quá nên đành nhận lời. Tôi và anh ấy quen nhau vỏn vẹn có 2 tháng, tình cảm cũng chưa có nhiều nhưng gia đình cứ hối thúc nên tôi đành cưới nhanh. Tôi không ngờ cuộc sống hôn nhân sau đó lại khốn khổ vô cùng.
Khi kết hôn rồi, tôi mới nhận ra chồng mình là một người đào hoa, mẹ chồng thì suốt ngày soi mói và xem con dâu chẳng khác gì osin không lương.
Sau 3 tháng kết hôn, tôi hối hận vì đã quá vội vã kết hôn, lười biếng trong việc chọn người bạn đời. Điều may mắn với tôi lúc này là tôi đã nhận ra sự sai lầm của mình sớm nên quyết định ly hôn.
Tôi chỉ có một lời muốn nhắn nhủ rằng, các chị em đừng bao giờ lười biếng trong việc chọn người bạn đời của mình. Chọn nhầm chồng có thể hủy hoại cả cuộc đời của bạn nếu không thể thoát ra được.
---
Khi tôi quyết định thi đại học, tôi chia bạn bè của mình ra thành 2 nhóm. Một nhóm nói với tôi rằng, chỉ cần cố gắng hết sức là có thể vượt qua bài kiểm tra trong 3 tháng. Nhóm kia thì nói rằng, hãy cho bản thân thêm thời gian chuẩn bị, sẽ rất khó để vượt qua bài kiểm tra trong thời gian ngắn như vậy.
Tất nhiên, tôi đã tin vào nhóm bạn đầu tiên. Kết quả là dù chỉ còn 3,4 tháng nữa là thi đại học nhưng tôi không muốn bỏ kỳ thi này để rồi phải hối tiếc mãi về sau. Dù kết quả có ra sao thì ít ra tôi đã từng can đảm nỗ lực hết sức mình.
Tôi nhận ra, trong sâu thẳm mỗi người đều muốn bản thân lười biếng, chẳng có ai muốn rước cực khổ vào bản thân mình. Nhưng điều khác biệt là có người vượt qua được sự lười biếng, họ nhận ra hậu quả tàn khốc nếu không chịu cố gắng ở hiện tại, kết quả của những người này thường rất mỹ mãn. Còn những ai không vượt qua được, để cơn lười biếng chi phối tất cả, thông thường sau này họ sẽ cảm thấy rất hối hận với những gì đã qua.
Cùng là bài tập về nhà nhưng có người sẽ làm ngay sau khi đi học về, có người đợi đến khi nước tới chân mới nhảy. Cùng là dự án được sếp đưa cho, có người làm ngay sau đó nhưng có người đợi đến 2 ngày cuối cùng của deadline mới chịu làm, thà chết chứ không thể làm sớm hơn được.
Có một số người tự thuyết phục bản thân rằng, chúng ta chỉ là con người bình thường, sống cuộc đời bình thường như bao người khác. Nhưng có những người khác lại nghĩ rằng, nếu mình chăm chỉ mỗi ngày một chút, thay đổi mọi thứ từ bây giờ, có lẽ kết quả sẽ ngày càng tốt hơn. Hóa ra, tương lai của một người trở nên tốt hay xấu nó phụ thuộc vào hành động siêng năng hay lười biếng ở hiện tại.
---
Chẳng cần phải nói xa xôi, lười biếng nó ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của chúng ta. Như bản thân tôi đây, khi vừa bước sang tuổi 30 đã phải nhận về một bài học đau thương vì cái tội lười biếng của mình.
Bình thường công việc của tôi rất bận rộn, khi rảnh rỗi lắm mới đi chơi cùng với bạn bè. Nhưng năm nay dịch bệnh, mấy tháng rồi tôi không chơi thể thao nên có ý định rủ vài người bạn cùng thi đấu.
Tôi thực sự rất phấn khích vào ngày hôm đó nên không thèm ăn uống gì, nhào lên sân chơi luôn. Kết quả là buổi tối hôm đó khi về nhà, chân tôi đau nhức không thể chịu được, bắp chân sưng tấy. Ban đầu, tôi nghĩ chắc là lâu rồi không vận động nên bị bong gân, xịt một ít thuốc giảm đau rồi ngày mai đi làm bình thường.
Ấy thế mà tôi vẫn cố chịu đựng được cơn đau dai dẳng suốt 2 tháng mới đến bệnh viện khám. Bác sĩ nói rằng, ban đầu tôi bị căng cơ, nếu điều trị ngay từ đầu có lẽ sẽ khỏi ngay nhưng vì để quá lâu nên việc xịt thuốc giảm đau giờ không còn hiệu quả. Sau đó, tôi buộc phải tiến hành một đợt điều trị kéo dài suốt cả tháng. Công việc, cuộc sống, tiền bạc bị ảnh hưởng rất nhiều.
Tôi nhận ra trong nhiều trường hợp, những gì bạn nghĩ không sao nhưng lại vô cùng cần thiết. Bạn nghĩ rằng, nếu mình trì hoãn thì theo thời gian mọi chuyện cũng sẽ qua thôi nhưng thực tế là bạn chẳng thể vượt qua được và khiến mọi thứ trầm trọng thêm.
Đặc biệt là trong vấn đề sức khỏe, nếu bị bệnh vẫn để chậm trễ trong việc điều trị thì sau này sẽ phải gánh lấy hậu quả nghiêm trọng hơn.
35 tuổi, tôi đột nhiên phát hiện ra mình là nhân vật chính trong một hoàn cảnh chẳng ai mong muốn: “Bị buộc thôi việc”....
Nguồn: [Link nguồn]