Tại sao hình tròn có 360 độ mà không phải 300 độ?

Lý giải cho một hình tròn có 360 độ mà không phải là con số khác có liên quan tới nhiều nền văn minh cổ đại khác nhau.

Có nhiều cách giải thích cho vấn đề này. Giả thuyết phổ biến nhất là vào năm 3000 trước Công nguyên, người Sumer cổ đại sống ở vùng đất ngày nay là miền nam Iraq đã tính toán rằng, thời gian Mặt trời quay quanh Trái đất hết 360 ngày. Vì vậy, họ đã chia vòng trong ra thành 360 phần bằng nhau.

Điều này trùng hợp với người Babylon cổ đại sống ở khu vực này cách đây 2000 năm. Họ đã sử dụng hệ thống toán học Babylon cơ số 60 để chia các góc thành 60 độ. 6 góc như vậy gộp thành một vòng tròn 360 độ, gần giống với ý tưởng của người Sumer cổ đại.

Tại sao hình tròn có 360 độ mà không phải 300 độ? - 1

Bên cạnh đó, người Lưỡng Hà được cho là đã phát minh ra bánh xe. Họ rất thích con số 60 vì nó rất hữu ích và có nhiều thừa số, rất thuận tiện khi sử dụng trong các phép tính cơ bản.

Trong cuốn sách “Reading the Numbers: A Survival Guide to the Measurements, Numbers, and Sizes Encountered in Everyday Life” của tác giả Mary Blocksma có đề cập tới hệ thống cơ số 60 của người Lưỡng Hà đã lưu truyền tới Ai Cập cổ đại và người Ai Cập cổ đại đã sử dụng hệ thống này. Hệ thống này chia vòng tròn thành 360 độ.

Vòng tròn 360 độ rất hữu ích đối với người Ai Cập cổ đại. Họ rất thích hình tam giác đều và một hình tròn chứa được 6 hình tam giác đều. Vì một hình tròn bao gồm 6 hình tam giác với các góc trong bằng 60 độ, nên một hình tròn có 360 độ là điều khá hợp lý.

Người Ai Cập còn phát minh ra ký hiệu cho các góc và họ cũng phát minh ra hệ thống lịch có 360 ngày trong một năm, chỉ khác 5,25 ngày so với hệ thống lịch hiện đại. 

Sau đó, họ sử dụng vòng tròn 360 độ trong một bài kiểm tra về thời gian, điều này càng ảnh hưởng đến thang thời gian. Họ chia thời gian trên một bề mặt hình tròn tương ứng với mỗi giờ có 60 phút và mỗi phút có 60 giây.

Trong lịch sử và các nền văn minh có nhiều hệ thống đếm và đo lường khác nhau. Ví dụ, người Trung Quốc cổ đại sử dụng hệ thống đếm và đo góc dựa trên cơ số 10, trong đó một vòng tròn được chia thành 400 phần bằng cách chia mỗi phần thành 10 phần bằng nhau.

Tại sao một số người “ăn cả thế giới” vẫn không thể béo?

Hóa ra đằng sau tình trạng ăn nhiều mà không béo có liên quan tới 5 nguyên nhân này.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng - Aboluowang ([Tên nguồn])
Người trẻ suy ngẫm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN