Sự khác biệt giữa người dậy sớm và thức khuya, sau vài năm khoảng cách tiền tài địa vị sẽ thấy rõ

So với việc thức khuya, dậy sớm thực sự là một điều rất khó khăn. Phần lớn những ai có thể dậy sớm được đều có chung đặc điểm đó là họ là người rất chịu khó, biết cố găng, nỗ lực không ngừng nghỉ.

Bạn có biết rằng, những thay đổi trong cuộc sống thường bắt đầu từ những thói quen nhỏ nhặt. Những người thích thức khuya cảm thấy rằng, khoảng thời gian sau khi tan sở mới thực sự thuộc về mình. Có người thức khuya chỉ để chơi game, xem phim, ít có ai cố gắng học một thứ gì đó.

Có sự khác nhau rất lớn giữa những người thức khuya và dậy sớm. (Ảnh minh họa)

Có sự khác nhau rất lớn giữa những người thức khuya và dậy sớm. (Ảnh minh họa)

Trong vòng tròn bạn bè của mình, tôi chợt nhận ra có sự thay đổi lớn giữa những người bạn học trung học.

Trước đây, mỗi khi có tiết bóng rổ, chúng tôi thường cười đùa, trêu chọc A là người giấy, bởi một cuộc đối đầu nhẹ cũng khiến A té ngã. Nhưng bây giờ, khi gặp lại A, tôi đã phải há hốc mồm không thể tin nổi. A bây giờ cao to, nụ cười tự tin, cơ bắp cuồn cuộn, tôi cá A có thể đánh gục 90% người trong phòng tập. Đây là kết quả của việc A kiên trì dậy lúc 5h30 mỗi ngày trong suốt 1 năm để chạy bộ và tập thể dục. Thậm chí trong thời gian này, A cũng đã tận dụng lúc dậy sớm học thêm chứng chỉ chuyên gia dinh dưỡng. A nói với tôi rằng, mình có kế hoạch đổi chiếc xe ô tô hiện tại và du lịch vòng quanh Trung Quốc với bạn gái vào năm tới. Tôi thực sự ghen tỵ với A!

Không chỉ có A mà cô bạn gái ngồi cùng bàn với tôi năm nào cũng có một sự lột xác đầy ngưỡng mộ. Tôi tạm gọi đây là B. B đã làm mẹ của 2 đứa con, nhưng nhìn vóc dáng này, làn da này, khuôn mặt này, chẳng ai dám nói cô đã có con cả. Nhìn vóc dáng của B, tôi nghĩ chắc rất nhiều phụ nữ phải thèm muốn thân hình này lắm, nó thậm chí còn săn chắc và đẹp hơn cả lúc A còn là thiếu nữ. Chắc chắn để có được thân hình vạn người mơ ước này, B đã phải ăn uống, kiêng nhem, tập thể dục các kiểu trong thời gian dài. Với một phụ nữ nuôi con nhỏ như B, điều đó chẳng phải đáng khâm phục sao!

Tôi chợt nhận ra, hóa ra khoảng cách giữa con người với nhau không phải là việc đi ngủ muộn mà là dậy sớm. Những người thức khuya thường khiến cơ thể trở nên ì ạch, họ trì hoãn thời gian ngủ chỉ để đổi lấy cảm giác an toàn mong manh và ngắn ngủi. Thế nhưng những người dậy sớm, họ biết cách quản lý thời gian hiệu quả, người lúc nào cũng tràn đầy năng lượng để làm việc có hiệu suất tốt nhất.

Thức khuya và dậy sớm khác nhau như thế nào?

Ít ai biết được rằng, cựu tổng thổng Obama là một người rất thích việc dậy sớm. Ông cho rằng, người dậy sớm là người có thể đi trước người khác trong mọi việc, nắm bắt được thế chủ động trong cuộc sống.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Ông kể lại rằng, lúc còn đi học, sau khi kết thúc giờ học trên trường, ông phải đi làm thêm rồi mới về nhà, sau đó thức khuya để học. Việc thức khuya khiến ông phải hẹn đồng hồ nhiều lần mới tỉnh dậy được vào buổi sáng, sau đó vội vàng đánh răng rửa mặt, ăn uống qua loa rồi chạy nhanh ra bến xe buýt sợ trễ. Cuộc chạy đua trên đường cùng với cơn ngáp ngắn ngáp dài vào mỗi buổi sáng khiến cho hiệu quả công việc lẫn học tập trong thời gian đó rất thấp.

Sau đó, ông nhận ra sau khi đi làm thêm về nhà, đáng nhẽ ra cơ thể cần được nghỉ ngơi nhiều hơn thay vì cố gắng thức thêm một chút. Vì vậy, ông quyết định ngủ sớm và dậy sớm 2 tiếng, đến trường sớm hơn 10 phút. Kể từ đó, mọi thứ đã thay đổi. Vào buổi sáng, ông thong thả ăn sáng, lập ra danh sách việc cần làm, kiểm tra mọi thứ, xem tin tức trước khi rời nhà đến trường.

Những gì trong đầu của ông đã thay đổi, từ “đừng đến muộn” trở thành “cố gắng không thức khuya hôm nay”.

Việc kiên trì dậy sớm sẽ khiến chúng ta có thêm vài tiếng mỗi ngày và giúp bộ não hoạt động tốt hơn.

Trên thực tế, bạn sẽ chẳng bao giờ thấy một người dậy sớm, chăm chỉ, cẩn trọng than phiền về cuộc sống của mình. Việc tận dụng thời gian vào buổi sáng thay vì thức khuya sẽ giúp cơ thể tràn đầy năng lượng hơn. Hơn nữa, việc dậy sớm sẽ kích hoạt các cơ quan trong cơ thể, khiến chúng ta làm những việc tích cực hơn như ăn sáng đúng giờ, tạm biệt quầng thâm mắt, chạy bộ…

Để làm được những điều này, bạn chỉ cần ép mình thức dậy theo tiếng chuông báo thức vào buổi sáng, theo thời gian nó sẽ tạo thành một thói quen.

Dậy sớm có thể thay đổi cuộc đời của bạn

Con người chúng ta có xu hướng thích tận hưởng sự thoải mái, chiều chuộng bản thân dù biết rằng có những điều sẽ gây hại cho cơ thể. Bạn biết dùng điện thoại trong bóng tối không tốt cho mắt nhưng vẫn muốn thức khuya xem bộ phim mình thích. Bạn biết tập thể dục sẽ cải thiện vóc dáng của mình nhưng vẫn thích uống trà sữa, ăn đồ nướng. Bạn biết việc học sẽ tốt cho bản thân nhưng lại không cưỡng lại những lời rủ rê của bạn bè.

Hầu hết trong chúng ta không thể kiểm soát được hành vi muốn nuông chiều bản thân. (Ảnh minh họa)

Hầu hết trong chúng ta không thể kiểm soát được hành vi muốn nuông chiều bản thân. (Ảnh minh họa)

Hầu hết trong chúng ta không thể kiểm soát được hành vi muốn nuông chiều bản thân. Bạn có thể cho phép mình lười biếng một chút như một cách để tự thưởng cho bản thân, nhưng nếu lạm dụng để hình thành thói quen thì hậu quả sẽ rất đáng sợ.

Trong thời gian huấn luyện tân sinh viên, chúng tôi thường dậy lúc 6h, sau đó chạy bộ 2km quanh sân. Vì đồng hồ sinh học của tôi vẫn giữ nguyên sau những tháng hè, tôi thường ngủ rất muộn, thêm vào đó thân hình “hơi béo một chút” khiến việc chạy bộ trở nên khó khăn vô cùng. Vậy nên đối với tôi, việc dậy sớm giống như một cực hình.

Thế nhưng dần dần, tôi phát hiện ra nỗi đau thể xác do dậy sớm này chỉ là “cơn đau ngắn hạn” và mình có thể vượt qua được.

Vì nghỉ học và chơi game nên điểm số của tôi sa sút rất nhiều, nó mang tới một “nỗi đau về mặt tinh thần”. Cho dù tôi có làm gì đi chăng nữa, trái tim tôi vẫn cứ giả vờ rằng “mình không thể theo kịp bạn bè nữa”. Điều này khiến tôi cảm thấy kiệt quệ về thể chất lẫn tinh thần.

Để không bị hành hạ bởi “cơn đau” này nữa, tôi đã ép mình dậy sớm để ôn tập lại bài vở và tiến bộ dần dần.

Lựa chọn dậy sớm là để đẩy lùi “cơn đau ngắn hạn” thay vì là “dài hạn”, lấy “nỗ lực ngắn hạn” để đổi lấy tự do sau này.

Sau một thời gian kiên trì thực hiện và hình thành đồng hồ sinh học, “cơn đau” này sẽ dần biến mất.

Tại sao chúng ta cảm thấy việc thức dậy sớm lại khó khăn đến vậy. Lý do đơn giản là họ đang so sánh việc thức dậy sớm với niềm vui sướng khi ngủ muộn. Họ mặc định dậy sớm là không tốt, khiến các hành động trở nên khó thay đổi.

Mặc dù ngủ muộn có thể khiến chúng ta cảm thấy thoải mái vào thời điểm đó, nhưng lợi ích của việc dậy sớm thì không đếm xuể.

Kiên trì dậy sớm và cố chấp làm một việc gì đó không khó nhưng không phải là việc dễ dàng khi mới bắt đầu. Nhiều khi chúng ta biết những hành vi nào là đúng nhưng vẫn cố tình làm sai.

Chúng ta không thể quyết định được khi nào mặt trời mọc, nhưng có thể quyết định được khi nào thức dậy.

Nguồn: [Link nguồn]

Vì sao bạn cần phải thay đổi bản thân mình?

Ai cũng cần phải thay đổi bản thân nếu muốn cuộc sống của mình sau này trở nên tốt đẹp hơn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng - Sohu ([Tên nguồn])
Người trẻ suy ngẫm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN