Sống theo đam mê có mang lại hạnh phúc?

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa đam mê, sở thích và mức độ hạnh phúc của con người.

Một kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khả năng nhận thức của con người và hoạt động theo sở thích, cảm hứng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên, điều đó vẫn chưa đủ để khẳng định rằng, làm việc theo sở thích, đam mê có làm gia tăng giá trị hạnh phúc hay không.

Tiến sĩ Carol Bernstein của trường Đại học Y khoa New York (Mỹ) đã bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề này. Bà đã đưa ra một số ý kiến để chứng minh mối quan hệ giữa việc sống theo sở thích, đam mê với giá trị hạnh phúc của con người.

Sinh hoạt sở thích tạo ra nguồn cảm hứng

Tiến sĩ Bernstein cho rằng, sinh hoạt sở thích là hoạt động mang tính thường kỳ nhằm thư giãn và tạo ra nguồn cảm hứng khác sau khi làm việc. Bà cũng nói thêm: “Sưu tầm tem, điêu khắc, golf… đều có thể được xem là một loại sở thích. Không quan trọng hoạt động đó là trải nghiệm đơn thuần hay để tích lũy kiến thức về lĩnh vực đó, mục đích chính của sở thích là “đánh bay” mọi căng thẳng trong cuộc sống".

Sống theo đam mê có mang lại hạnh phúc? - 1

Hãy cảm nhận hạnh phúc từ những điều đơn giản nhất (ảnh minh họa)

Quan hệ nhân - quả giữa sở thích với hạnh phúc

Các nhà khoa học trên thế giới đã mở ra một cuộc nghiên cứu tại Hàn Quốc về khái niệm hạnh phúc của con người. Theo đó, việc tham gia vào những hoạt động thể chất tại các câu lạc bộ thể thao sẽ giúp cải thiện sức khỏe, nâng cao tuổi thọ cũng như giúp con người trở nên hạnh phúc hơn.

Một nghiên cứu khác lại cho ra kết quả, hoạt động giải trí theo sở thích có thể làm giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh liên quan đến trầm cảm.

Bà Bernstein cũng từng tiến hành nghiên cứu mức độ cảm nhận hạnh phúc của một nhóm người. Kết quả là, con người cảm nhận niềm hạnh phúc thông qua những việc làm sở thích rõ nét hơn là qua trực giác của bản thân.

Tuy nhiên, ranh giới giữa mức độ hạnh phúc của những người hoạt động theo sở thích và những người không làm vậy rất mong manh và khó xác định.

Không phải mọi sở thích đều đem lại giá trị tích cực

Theo lời tiến sĩ Bernstein, một số sở thích và hoạt động vốn được cho là lành mạnh đôi khi lại có thể đem đến những hậu quả tiêu cực. Ví dụ như, nghiện xem truyền hình quá độ, luyện tập thể thao quá sức, dẫn đến chấn thương, bất mãn, bực bội…

Tuy nhiên, phản ứng của mọi người khi tham gia các hoạt động giải trí thì lại khá riêng biệt và độc lập. Cụ thể, đối với những trường hợp thường xuyên gặp phải stress trong công việc thì việc liên tục xem phim , chơi game, đọc sách… có thể giải phóng cảm giác căng thẳng, áp lực. Nhưng với một số người khác thì trái lại, họ không thích ứng được với những hoạt động như thế.

Vậy ai mới là người hạnh phúc nhất?

Tiến sĩ Bernstein cho rằng, khi rảnh rỗi tốt nhất nên đi du lịch hoặc chụp ảnh. “Sẽ rất hữu dụng nếu tìm kiếm một hoạt động nào đó có thể tạo cảm hứng và sự sảng khoái, bởi chúng ta đã có quá nhiều điều để lo lắng trong cuộc sống hằng ngày”, bà chia sẻ.

Thông qua cuộc nghiên cứu, tiến sĩ đã đề cao tầm quan trọng và lợi ích của việc thay đổi nhận thức nên cảm nhận hạnh phúc từ những điều đơn giản trong cuộc sống.

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa đam mê, sở thích và mức độ hạnh phúc của con người. Do vậy, mỗi người nên xác định thật rõ những điều có thể giúp mình xóa tan stress, nỗi lo lắng, mệt mỏi để trở nên hạnh phúc hơn”, bà đưa ra lời khuyên. 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thùy Dương ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN