Sốc với lý do chồng biếu Tết nhà ngoại ít hơn nhà nội
Kinh tế khó khăn thời Covid-19 ảnh hưởng đến rất nhiều gia đình, thế nhưng tôi không nghĩ nó còn khiến cho chồng mình thay đổi tính nết, trở thành một người toan tính đến cực đoan.
Kinh tế khó khăn khiến chồng tôi trở thành người toan tính (Ảnh minh họa)
Chúng tôi đã kết hôn được 5 năm và con đang học mẫu giáo. Trước đây vợ chồng tôi đã tính có thêm “tập 2” bởi kinh tế cũng ổn định và cuộc sống bắt đầu khá hơn.
Thế nhưng Covid 19 đã phá tan tất cả. Mặc dù hai vợ chồng không mất việc song thu nhập giảm đi quá nửa. Chúng tôi hiểu và phải chia sẻ khó khăn cho công ty bởi ngành du lịch dịch vụ gần như đóng băng trong suốt năm qua.
Và rồi Tết cứ âm thầm gõ cửa trong khi nguồn tiền tiết kiệm đã hao mòn rất nhiều. Chúng tôi buộc phải có những tính toán tài chính bởi chặng đường phía trước còn rất gian nan.
Hằng năm, chúng tôi luôn có quỹ riêng để biếu quà Tết hai bên nội ngoại. Quy tắc của gia đình tôi là nhà nội nhà ngoại đều công bằng như nhau, hoàn toàn không có chuyện ăn tết ở nhà chồng thì mang nhiều quà bánh về hơn, phải góp cỗ nhiều hơn.
Thế nhưng tôi không ngờ chồng tôi lại phá bỏ quy định đó. Sốc hơn nữa khi tôi nghe chính miệng anh nói ra lý do vô cùng lạnh lùng. Lý do này còn chạm vào vết thương lòng của tôi và tôi gần như phát điên, muốn nổ tung tất cả.
Câu chuyện bắt đầu khi tôi đưa chồng xem danh sách các khoản cần chi cho dịp Tết này. Mọi chuyện đều ổn vì tôi đã cố gắng tiết kiệm tối đa nhưng khi đến khoản biếu tiền hai bên nội ngoại, chồng tôi chợt cau mày.
Tôi tính biếu nội ngoại mỗi bên 4 triệu. Đây là số tiền không nhiều cũng không ít. Tôi nghĩ rằng con cái đi làm cả năm mà đến Tết không biếu bố mẹ được vài triệu, vừa là đỡ tiền mua sắm, hoặc không sẽ giúp bố mẹ có một khoản để dành khi con cái không có nhà.
Tôi không thỏa hiệp khi chồng muốn biếu bên nội nhiều hơn (Ảnh minh họa)
Ấy thế mà chồng tôi lại tính toán thiệt hơn. Anh nói rằng: “Tết này không biếu như vậy nữa, cứ biếu mỗi ông bà 2 triệu. Nhà em có một mình mẹ mua sắm cầu kỳ gì đâu mà cần nhiều tiền, với cả các anh chị em khác cũng biếu rồi”.
“Nghĩa là nhà em 2 triệu, nhà anh 4 triệu đúng không?” - tôi hỏi lại và nhấn mạnh vào từ 4 triệu để xem thái độ của chồng thế nào.
“Đúng thế, mỗi ông bà 2 triệu. Năm nay kinh tế không dư giả gì, mỗi người chịu thiệt một tý vậy. Anh cũng sẽ hạn chế tất niên, nhậu nhẹt lại”, chồng tôi lấy lý do để xoa dịu.
“Anh với tôi cùng đi làm như nhau, bố mẹ hai bên phải có trách nhiệm như nhau. Tôi không đồng ý cắt giảm. Nếu anh muốn biếu bên nội nhiều hơn thì tự kiếm tiền hoặc bỏ quỹ đen ra”, tôi không thỏa hiệp.
Tôi không thể ngờ chồng mình lại có những toan tính hẹp hòi như vậy. Khi bình tĩnh lại, tôi thấy có thể khoản tiền 8 triệu biếu hai bên ông bà là nhiều song không thiếu cách giải quyết để thu gọn lại.
Anh có thể nói là biếu mỗi bên 3 triệu, số tiền còn lại để ra tết mừng tuổi ông bà hoặc thậm chí cắt giảm nữa tôi cũng đồng ý, miễn sao phải có sự công bằng.
Đã nhiều năm nay tôi đã hy sinh luôn về quê chồng ăn tết cho dù mẹ tôi ở quê chỉ còn một mình. Năm nay tôi sẽ không nhường nhịn nữa, ngoài khoản tiền 4 triệu biếu mẹ ra, tôi sẽ cùng con gái về quê ngoại.
Nghĩ đến cảnh cả nhà dắt díu về quê ăn Tết mà Cúc cảm thấy ngán ngẩm, cô đã lên kế hoạch để quyết tâm trụ lại...
Nguồn: [Link nguồn]