Sinh viên thuê nhà nghỉ ngủ trốn nắng nóng, ám ảnh phòng trọ lò thiêu

Sự kiện: Giới trẻ 2025

Hà Nội và nhiều tỉnh thành đã và đang trải qua đợt nắng nóng kéo dài, giới sinh viên ở trọ do tiếc tiền điện nên đã “sống chung với lũ” chịu cảnh nóng bức như đốt người.

Về phòng buổi trưa như đâm đầu vào lửa

Những ngày qua, Hà Nội nói riêng các tỉnh trên cả nước nói chung bước vào đợt nắng nóng đỉnh điểm chưa từng thấy, nhu cầu sử dụng thiết bị làm mát của người dân tăng đột biến, khiến tiền điện tăng cao. Thậm chí, hóa đơn điện tháng Sáu của nhiều hộ gia đình miền Bắc tăng đột biến gấp 4 lần tháng trước, mặc dù đã được "hỗ trợ vì Covid-19".

Điều này đang khiến nhiều người bức xúc, lo lắng, đặc biệt là sinh viên. Bởi, hầu hết sinh viên thuê trọ phải trả tiền điện theo giá hộ kinh doanh, có nghĩa là cao hơn gấp đôi so với giá bình thường. Nhiều sinh viên từ tỉnh lẻ, khó khăn cho biết, về phòng ban ngày những ngày này là một cực hình. Hoặc nếu ở trong phòng thì nghĩ ra đủ biện pháp chống nóng. Thậm chí, ngay cả những bạn gia đình có điều kiện, được lắp máy điều hòa nhiệt độ trong phòng trọ cũng “lè lưỡi”, méo mặt vì không kham nổi tiền điện tăng “phi mã”.

Những dãy trọ lập bằng những miếng tôn, fibro- xi măng rất dễ bắt nắng.

Những dãy trọ lập bằng những miếng tôn, fibro- xi măng rất dễ bắt nắng.

Ghi nhận của phóng viên tại một số khu trọ dành cho sinh viên, hầu hết các dãy trọ đều lợp mái tôn nên nhiệt hấp thụ rất lớn, bước vào trong phòng gần như lò thiêu.

Quỳnh - sinh viên năm 3 tại một trường đại học ở Hà Nội đang sống trong dãy trọ nằm trên đường Trần Vỹ (Cầu Giấy) chia sẻ: “Những ngày nắng nóng đỉnh điểm, ngồi trong phòng chỉ cần 5 phút đã vã mồ hôi rồi. Muốn dùng điều hòa để hưởng thụ cái mát nhưng nghĩ lại cuối tháng trả tiền điện rát mặt nên em đang định bật quạt cho tiết kiệm”.

Tương tự, bạn Bình ở phòng bên cạnh cũng chia sẻ: “Thường những ngày nắng nóng, bọn em chỉ bật điều hòa vào buổi tối cho dịu dịu dễ ngủ xong lại tắt đi dùng quạt, vì tiền điện cứ 4.000 đồng/số, tính ra nếu dùng điều hòa cả tháng phải mất gần 1 triệu tiền điện. Hôm nào đi học em tranh thủ học bài trên lớp, hoặc đi đâu đó cho mát, tối mới về. Chứ về phòng buổi trưa chẳng khác nào tự đâm đầu vào lửa”.

Trốn nắng một cách xa xỉ

Nhiều sinh viên, thay vì về phòng trọ sẽ tìm cách mang sách vở ra những cửa hàng tiện ích, vừa rẻ lại mát, không gian lại thoáng. Trương Thị Minh (sinh viên năm 3, trường đại học Ngoại ngữ- đại học Quốc gia Hà Nội) chia sẻ: “Em ở ký túc xá, những ngày qua nắng nóng, phòng lại đông nên về phòng như tra tấn. Kỳ thi lại sắp đến, em chọn ra Cricle K ngồi cho mát, vừa tiện. Nhưng phải ra sớm không cũng mất chỗ, vì những ngày này ở các cửa hàng rất đông”.

Cũng như Minh, Hà – sinh viên năm 2 trường cao đẳng Du lịch Hà Nội cho biết: "Những ngày này để tiết kiệm điện cũng như thoải mái đầu óc, nếu đi học cả ngày em sẽ trú lại trường có hàng cây với gió nên mát hơn ở nhà. Hoặc hôm nào học một buổi em cũng sẽ nán lại trường hoặc lên thư viện đọc sách. Về phòng mùa này không có điều hòa, bật quạt cũng như không, ngồi 5 phút mồ hôi đã đẫm hết người”.

Sinh viên chia sẻ về những ngày “luyện linh đan”.

Sinh viên chia sẻ về những ngày “luyện linh đan”.

Cùng suy nghĩ, cậu sinh viên tên Xá (quê Hà Giang) không có điều kiện như các bạn ra quán ngồi, đành bật quạt trong phòng và mua thêm đá đổ chậu cho vơi đi cái nóng.“Ngồi trong phòng ôn thi với thời tiết này như luyện lò bát quái, nhưng vẫn phải cố. Mọi thứ từ tiền phòng, tiền ăn em tự lo hết đã không đủ rồi, lắp thêm điều hòa thì em không biết xoay xở thế nào? Nên em cố chịu đựng, nhiều cũng thành quen”- Xá cười trừ.

Hay như Cầm (sinh viên học viện Báo chí và Tuyên truyền), phòng trọ không có điều hòa, chỉ có quạt trần, phòng lại quay hướng Tây - bắt nắng, lại có cách “trốn” nắng khá xa xỉ, nhưng cũng không được bao lâu.

“Những hôm nóng đỉnh điểm, em phải ra nhà nghỉ ngủ cho ngon, vì mất ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe không thể đi học được. Em phải rủ 2-3 bạn đi cùng để chia tiền cho rẻ, nhưng cũng chỉ được một vài hôm vì túi tiền không cho phép”- Cầm ngán ngẩm chia sẻ.

Tính thang bậc 6 là bất công cho người dân

Trao đổi với PV ĐS&PL, ông Trần Viết Ngãi- Chủ tịch hiệp hội Năng lượng Việt Nam cho rằng, hiện nay đã bắt đầu mùa nắng nóng, chính vì thế nhu cầu bắt buộc sử dụng điện cũng tăng cao. Tuy nhiên, việc sử dụng càng nhiều, tính tiền càng cao theo 6 bậc thang giá điện hiện nay là không hợp lý, như vậy sẽ thiệt thòi cho người dân. “Cách tính giá điện hiện nay của EVN đang bao gồm giá điện bình quân (tức giá thành để bán điện, được Chính phủ quy định), và giá theo biểu giá bậc thang 6 bậc ứng với tùy mức điện dùng. Người dân đang phải trả giá tiền điện rất cao rồi lại còn phải trả theo lũy tiến”, ông Ngãi cho hay. Theo vị Chủ tịch hiệp hội Năng lượng Việt Nam, việc làm cấp thiết của ngành điện bây giờ là cần phải sửa nhanh biểu giá bán lẻ điện bậc thang. Tức là giảm từ 6 bậc xuống 5 bậc, như vậy sẽ hợp lý hơn, đồng thời đảm bảo quyền lợi cho người dân.

Chỉ với một bức ảnh trong giờ học, nữ sinh kỹ thuật khiến các chàng trai nể sợ

Đăng tải bức ảnh trong giờ thực hành điện lạnh, nữ sinh trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM nhanh chóng khiến...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lê Liên ([Tên nguồn])
Giới trẻ 2025 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN