Sinh viên 'kêu trời' vì hóa đơn tiền điện tăng và 1001 kiểu 'trốn nóng'

Sự kiện: Giới trẻ 2024

Đang đỉnh điểm mùa khô, nhiệt độ ở TP. HCM nói riêng đang trong những ngày ‘bùng cháy’ và mọi người tìm đủ phương án ‘trốn nóng’. Với giới sinh viên thì ngoài nỗi lo đó, còn có chuyện ‘đau đầu’ vì giá điện tăng.

Vào tháng 5/2023, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã thông tin về quyết định điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân lên 1.920,3732 đồng/kWh, tương đương mức tăng 3% so với giá hiện hành. Đó là mức giá dành cho các hộ gia đình, còn riêng giá điện tại các dãy trọ dành cho sinh viên thì mỗi nơi thu giá khác nhau và hầu hết đều cao hơn mức giá chung mà EVN đưa ra.

Sinh viên 'kêu trời' vì hóa đơn tiền điện tăng và 1001 kiểu 'trốn nóng' - 1

Do đó, ngoài chuyện tìm đủ cách ‘trốn nóng’, sinh viên càng phải thắt chặt chi tiêu để sống với việc tăng giá điện từ chủ trọ. Nhiều khu trọ tính giá điện theo đồng hồ và tự áp mức giá thông thường là 3.500 đồng/kWh đến 3.800 đồng/kWh, cao hơn mức bình quân và không áp định mức tiền điện khu trọ mà công ty điện lực đưa ra.

Hà Mi (sinh năm 1997) cho biết: “Hiện tại, phòng trọ tụi mình thuê có giá nhỉnh hơn so với mặt bằng chung nhưng có không gian thoáng nên cũng đỡ nóng. Nhưng dù bật 2 - 3 cái quạt thì vẫn có cảm giác oi bức, khó chịu. Nhiều khi, chỉ mong trời mưa cho không khí đỡ ngột ngạt hơn. Những ngày nghỉ, thường mình và các bạn sẽ ‘trốn nóng’ ở các quán cà phê đến tầm tối mới về phòng trọ”.

Sinh viên 'kêu trời' vì hóa đơn tiền điện tăng và 1001 kiểu 'trốn nóng' - 2

Còn Thúy An (trường CĐ Kinh tế TP. HCM) đã phải chuyển trọ, chấp nhận thuê phòng giá cao hơn nhưng có máy điều hòa. Hiện tại, cô bạn này đã dời sang khu phòng có nhiều tiện nghi hơn, ở ghép cùng nhiều người hơn để ‘share’ tiền phòng. Thúy An cũng đóng 2 triệu đồng/tháng thuê phòng thường, được ở rộng rãi, ít người. Còn giờ, cô chấp nhận giá 2,5 triệu đồng/tháng thuê nhưng ở cùng 3 bạn nữa để có máy điều hòa.

Quán cafe đông đúc các bạn trẻ vào tránh nóng và đối phó giá điện tăng.

Quán cafe đông đúc các bạn trẻ vào tránh nóng và đối phó giá điện tăng.

Tuy là chịu giá thuê phòng cao hơn để có máy điều hòa nhưng nhiều bạn cũng chỉ bật điều hòa vào buổi trưa để tiết kiệm điện. Hoặc sẽ điều chỉnh giờ hoạt động của máy lạnh tự động tắt vào buổi tối khi ngủ để tránh lãng phí. Như nhóm bạn của Thúy An mỗi tháng nhận thông báo tiền thuê phòng thì hồi hộp theo giá tiền điện. Theo cô, giá điện ở cả khu trọ trước và hiện tại đều rơi vào khoảng 3.700 đồng/kWh.

‘Công cuộc trốn nóng’ của giới trẻ

‘Công cuộc trốn nóng’ của giới trẻ

‘Công cuộc trốn nóng’ của giới trẻ cũng được ‘sáng tạo’ hơn để tiết kiệm chi tiêu ở thành phố. Đi học nhóm tại các quán cà phê có thể là một cách. Không nhất thiết gọi nhiều món nước, nhiều nhóm bạn ‘hưởng ké’ máy lạnh và Wi-Fi để vừa học, vừa ‘trốn nóng’. Rồi cũng có nhiều nhóm bạn rủ nhau về nhà bạn cùng lớp ‘có điều kiện’ hơn như nhà có lắp điều hòa để làm bài. Còn việc thuê phòng có máy điều hòa thì các bạn cũng tìm cách để ‘tránh thất thoát’ hơi lạnh khi che chắn kỹ các kẽ hở gây lãng phí điện.

Sinh viên 'kêu trời' vì hóa đơn tiền điện tăng và 1001 kiểu 'trốn nóng' - 5

Huy Nguyễn (trường ĐH Tôn Đức Thắng) chia sẻ: “Mình thường tranh thủ sau giờ làm thêm thì ở lại cửa hàng làm bài tập. Như vậy, mình vừa đỡ ‘sống trong nóng nực’, vừa đỡ tiền điện. Bởi vì ở phòng trọ, mình có bật quạt hết công suất thì cái nóng vẫn khó chịu thôi. Nên hết giờ làm thêm, mình ở lại cửa hàng có máy lạnh cho mát”.

Tranh thủ sau giờ làm thêm thì ở lại cửa hàng làm bài tập luôn để 'tránh nóng' (Ảnh chỉ mang tính chất minh họa).

Tranh thủ sau giờ làm thêm thì ở lại cửa hàng làm bài tập luôn để 'tránh nóng' (Ảnh chỉ mang tính chất minh họa).

Trong khi đó, nhiều bạn lại chọn các cửa hàng tiện lợi để ‘trốn nóng’. Mỹ Duyên (trường ĐH Văn Hiến) cùng bạn ở trọ thường ra cửa hàng tiện lợi ăn trưa và ăn tối để có thể ngồi ‘ké’ máy lạnh. Cô sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh cho hay: “Gần khu trọ có nhiều cửa hàng tiện lợi nên mình tranh thủ qua đó ăn cơm để tránh nóng. Đành chịu giá đồ ăn nhỉnh một chút nhưng bù lại, có máy lạnh và ngồi được lâu hơn. Tụi mình là con gái nên ăn uống không nhiều nhưng chịu không nổi nhiệt độ ở phòng trọ nên thôi cứ ra cửa hàng tiện lợi cho mát mẻ”.

Sinh viên 'kêu trời' vì hóa đơn tiền điện tăng và 1001 kiểu 'trốn nóng' - 7

Các trường hợp chủ nhà thu tiền điện người ở trọ quá giá quy định theo 25/2018/TT-BCT của Bộ Công thương sẽ bị xử phạt khi bị phát hiện. Theo khoản 15 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP, người cho thuê nhà thu tiền điện của người thuê nhà cao hơn giá quy định sẽ bị phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng.

Điều 10 Thông tư 16/2014/TT-BCT, sửa đổi bởi Thông tư 09/2023/TT-BCT quy định tại mỗi địa chỉ nhà cho thuê chỉ được ký một hợp đồng mua bán điện duy nhất. Do đó, chủ nhà cho thuê có trách nhiệm cung cấp thông tin cư trú của người thuê nhà để tính tiền điện:

- Trường hợp cho hộ gia đình thuê: Mỗi hộ gia đình thuê nhà được tính một định mức.

- Trường hợp cho sinh viên, người lao động thuê nhà (không phải là một hộ gia đình):

+ Hợp đồng thuê nhà từ 12 tháng trở lên và có đăng ký tạm trú, thường trú thì chủ nhà trực tiếp ký hợp đồng mua bán điện hoặc đại diện bên thuê nhà ký hợp đồng mua bán điện (có cam kết thanh toán tiền điện của chủ nhà).

+ Thời hạn cho thuê nhà dưới 12 tháng:

Nếu chủ nhà không kê khai được đủ số người sử dụng điện thì áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt của bậc 3: Từ 101 - 200 kWh cho toàn bộ sản lượng điện đo được tại công tơ.

Nếu chủ nhà kê khai đầy đủ số người sử dụng điện thì được cấp định mức căn cứ vào thông tin cư trú tại địa điểm sử dụng điện: Cứ 4 người tính là một hộ sử dụng điện để tính số định mức áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt.

Trường hợp ký hợp đồng thuê nhà từ 12 tháng trở lên và có đăng ký tạm trú thì bên thuê trọ có thể trực tiếp ký hợp đồng mua bán điện để được tính giá điện từ bậc thấp nhất.

Nguồn: [Link nguồn]

Sinh viên trong ký túc xá đối phó với thời tiết nồm, ẩm ở Hà Nội

Vào thời điểm này, Hà Nội đang bị mưa gió nồm ẩm kéo dài cả tuần lễ. Sinh viên sống tại Ký túc xá Mễ Trì đã áp dụng nhiều cách để giữ gìn vệ sinh phòng ở, đảm bảo...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bình Nguyễn - Thuận Tùng ([Tên nguồn])
Giới trẻ 2024 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN