Cuộc tình bị cấm đoán của người đàn ông Việt Nam và phụ nữ Bắc Triều Tiên

Ông Cảnh đã mặc đồ như người Bắc Triều Tiên, bắt xe buýt 3 tiếng đồng hồ và đi hộ 2 cây số để nhìn thấy bà Ri.

48 năm trước, Phạm Ngọc Cảnh - một thanh niên Việt Nam được cử sang Bắc Triều Tiên du học đã gặp Ri Yong Hui - người phụ nữ Triều Tiên ông "yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên". Thế nhưng tình yêu của hai người ở hai đất nước khác nhau đã bị ngăn cấm... và sau 35 năm yêu đương chờ đợi trong mòn mỏi, họ mới được kết hôn với nhau.

Ông Cảnh là 1 trong 200 sinh viên Việt Nam được gửi đến Bắc Triều Tiên vào năm 1967 để học tập các kỹ năng cần thiết nhằm xây dựng lại đất nước khi chiến tranh với Mỹ kết thúc.

Cuộc tình bị cấm đoán của người đàn ông Việt Nam và phụ nữ Bắc Triều Tiên - 1

Đôi vợ chồng người Việt Nam - Triều Tiên chia sẻ tình yêu của mình với Reuters.

Câu chuyện tình yêu của họ bắt đầu khi ông Cảnh đến Bắc Triều Tiên được vài năm, lúc này ông đang học nghề kỹ thuật hóa học tại một nhà máy phân bón ở phía đông Triều Tiên. Giây phút đầu tiên khi nhìn thấy bà Ri, ông đã biết mình sẽ nguyện dành tình yêu cả đời này cho bà.

Thế nhưng bà Ri chia sẻ: "Ngay từ lúc nhìn thấy anh, tôi rất buồn vì tôi cảm thấy đó là một tình yêu không bao giờ có thể đến được với nhau". Bà Ri lúc này đã 70 tuổi chia sẻ với trang Reuters.

Ông Cảnh quyết tâm cưới bà Ri mỗi khi nhìn vào ánh mắt của bà. "Tôi phải cưới người con gái đó", người đàn ông 69 tuổi chia sẻ với phóng viên. Ông nhớ lại khoảnh khắc ông đã dùng hết sự can đảm của mình để tiếp cận và hỏi địa chỉ của bà.

Cuộc tình bị cấm đoán của người đàn ông Việt Nam và phụ nữ Bắc Triều Tiên - 2

Cả hai đã trải qua 40 năm chờ đợi mới có thể đến được với nhau

Thật không may, mọi thứ đã không có một kết thúc tốt đẹp cho cả 2. Vào thời điểm đó, người Việt Nam và Bắc Triều Tiên không được phép hẹn hò. Nhưng quy tắc nghiêm ngặt này đã không ngăn họ đến với nhau.

Ông Cảnh sau khi nghe một người bạn của mình đã bị đánh  khi bị phát hiện hẹn hò với một cô gái địa phương, lúc đó ông quyết định ăn mặc như một người Bắc Triều Tiên, bắt xe buýt 3 tiếng đồng hồ và đi bộ 2 cây số chỉ để được nhìn thấy bà Ri. Ông đã làm điều này mỗi tháng cho đến khi ông trở về quê nhà vào năm 1973.

"Tôi đã bí mật đến nhà cô ấy như một người du kích. Tôi không đồng ý với việc đất nước Triều Tiên ngăn cản mọi người yêu nhau", ông Cảnh nói.

Cuộc tình bị cấm đoán của người đàn ông Việt Nam và phụ nữ Bắc Triều Tiên - 3

Tình yêu của ông Cảnh - bà Ri thời còn trẻ

Ông Cảnh được biết đến là con trai của một cán bộ cấp cao tại Hà Nội.

Sau 5 năm, ông Cảnh một lần nữa có cơ hội quay lại Bắc Triều Tiên vào năm 1978. Lần này, ông đã gặp lại bà Ri một lần nữa nhưng sau lần gặp gỡ, ông lại đau lòng hơn với suy nghĩ rằng, cả 2 có thể không bao giờ gặp lại nhau.

Ông Cảnh cảm thấy tuyệt vọng khi ở bên bà Ri lúc này. Ông đã mang theo một lá thư, trong đó ông viết lời cầu xin lãnh đạo Bắc Triều Tiên cho phép được kết hôn với bà. Nhưng ông đã quyết định không gửi thư và nói rằng bà Ri hãy đợi ông.

Thật không may, mọi thứ đã kết thúc trong đau thương. Cuối năm 1978, xảy ra chiến tranh biên giới Việt - Trung, Triều Tiên đã đứng về phía Bắc Kinh trong cuộc chiến nên vô tình ngăn họ viết thư cho nhau.

Bà Ri rất đau buồn về việc này đến nỗi mẹ của bà cũng nhận thấy bà nhớ ông Cảnh rất nhiều. "Mẹ tôi đã khóc khi chăm sóc tôi và nói: Mẹ nghĩ rằng con đã yêu người đàn ông đó rất nhiều", bà Ri nói thêm.

Nhiều năm sau chiến tranh, ông Cảnh trở về Bắc Triều Tiên làm phiên dịch cho một đoàn thể thao Việt Nam nhưng ông không thể gặp bà Ri lúc này. Khi trở về Hà Nội, ông thấy bà đã gửi một lá thư cho ông nói rằng mình vẫn còn yêu ông rất nhiều.

Vào cuối những năm 1990, khi Triều Tiên bị nạn đói hoành hành, ông Cảnh quyết định quyên góp tiền và 7 tấn gạo để tặng cho nước này.

May mắn thay, Triều Tiên đã biết về hành động hào phóng của ông Cảnh nên đã đồng ý cho cả hai gặp nhau. Quan trọng hơn, chế độ Bắc Triều Tiên đã đồng ý cho họ kết hôn và sống ở một quốc gia khác, miễn là bà Ri duy trì quốc tịch Bắc Triều Tiên.

Năm 2002, bà Ri và ông Cảnh cuối cùng đã có thể kết hôn tại đại sứ quán Việt Nam ở Bình Nhưỡng, Bắc Triều Tiên. Sau đó họ chuyển về sống tại một căn hộ nhỏ ở Hà Nội cho tới tận bây giờ.

Ngắm vẻ đẹp mộc mạc của phụ nữ Triều Tiên

Bộ ảnh cho thấy vẻ đẹp mộc mạc và đặc biệt của phụ nữ Triều Tiên trong chính môi trường của họ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng - Theo Nextshark ([Tên nguồn])
Những chuyện gia đình Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN