Sai lầm lớn nhất của phụ nữ: Ở nhà nội trợ chăm chồng con toàn thời gian
Thời gian sẽ chứng minh, phụ thuộc về kinh tế và quanh quẩn trong góc bếp sẽ là điều sai lầm nhất mà một người vợ lựa chọn.
Phụ nữ ở nhà nội trợ ít hạnh phúc hơn phụ nữ đi làm
"Ở nhà nội trợ" là một cụm từ chẳng còn xa lạ với hầu hết các chị em từ đông sang tây, từ cổ chí kim. Nó đại diện cho một tầng lớp phụ nữ không đi làm, không ra ngoài, chỉ ở nhà nấu nướng, giặt giũ, chăm sóc chồng con.
Một số người nghĩ rằng ở nhà sẽ giúp việc làm mẹ trở nên trọn vẹn và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy dù ở nhà hay đi làm, phụ nữ đều có thể trở thành người mẹ tốt. Sự nghiệp không ảnh hưởng đến mối quan hệ mẹ con như nhiều người lầm tưởng.
Phụ nữ nên đi làm hay ở nhà nội trợ? Một nghiên cứu gần đây cho thấy phụ nữ đi làm có tinh thần tốt hơn những bà mẹ nội trợ. Ảnh minh hoạ
Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Tâm lý học Gia đình, của tiến sĩ Cheryl Buehler và tiến sĩ Marion O'Brien, ĐH North Carolina (Mỹ) dựa trên nghiên cứu hơn 1.300 bà mẹ cho thấy những bà mẹ làm việc bán thời gian hoặc toàn thời gian khi con còn nhỏ hạnh phúc hơn những phụ nữ chỉ ở nhà. Ngoài ra, phụ nữ đi làm có sức khỏe tổng thể tốt và ít triệu chứng trầm cảm hơn người làm nội trợ.
Một nghiên cứu khác cho thấy phụ nữ làm toàn thời gian sau sinh con đầu lòng có sức khỏe tinh thần và thể chất tốt hơn, ở tuổi 40, so với những người không làm gì.
Có một bài báo về điều kiện sống của một số phụ nữ nội trợ toàn thời gian tại Nhật trong đại dịch Covid-19. Do trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp nên nhiều phụ nữ trung niên tham gia vào các ngành dịch vụ cơ bản bị thất nghiệp. Hai người trong số này nói: "Tôi rất muốn ly hôn nhưng không có việc làm, giờ chưa dám rời bỏ chồng mình"; "Tôi không đi làm kể từ khi kết hôn, không có kinh nghiệm gì. Vậy tôi có thể tìm việc ở đâu?"
Theo đánh giá bản thân, họ tự nhận mình là người "vô dụng", khó tìm được công việc kiếm ra tiền. Một trong hai người phụ nữ này chia sẻ, trong đầu cô lúc nào cũng văng vẳng câu: "Tôi là ai, tôi có thể làm gì, giá trị của tôi ở đâu..."
Trong bộ phim điện ảnh Hàn Quốc "Kim Ji-young: Born 1982", điều khiến nhân vật chính họ Kim lo lắng nhất không phải là chăm con cái mà đối phó với những người cho rằng cô nhàn hạ. Điều kiện gia đình Kim không tệ. Tuy nhiên tiền bạc không thể bù đắp cho sự trống rỗng trong tâm hồn.
Sau khi kết hôn, người phụ nữ này phải từ bỏ công việc, ở nhà để chăm con và gia đình. Mỗi ngày, đủ thứ việc dồn lên đầu cô, dọn dẹp, nấu cơm, chăm sóc cho con cái, rửa bát, giặt là,...
Ở ngoài xã hội, nhiều người cũng dễ dàng nhìn vào và đánh giá những người phụ nữ như Kim. Ai cũng tưởng rằng chồng đi làm vất vả, để vợ ở nhà nghỉ ngơi tiêu xài thoải mái, không phải làm gì. Chẳng ai biết rằng, Kim Ji Young hay những người phụ nữ khác, thực sự họ đã phải chịu đựng rất nhiều khó khăn trong cuộc sống.
Chưa kể đến chuyện người chồng có thể coi thường thế nào, bản thân người vợ không kiếm ra tiền cũng dễ đánh mất đi sự tự quyết. Hơn nữa, họ sẽ bị căn bếp, quanh quẩn việc dọn nhà, chợ búa, con cái... mài mòn đi sự nhạy bén và tầm nhìn trong cuộc sống.
Từng là một sinh viên giỏi, đi làm được cấp trên đánh giá cao, nhưng sau đó cô tự nhận bản thân là phụ nữ vô dụng, vì không kiếm được tiền. Người chồng dù thành đạt đến đâu, kinh tế gia đình giàu có mức nào nhưng Kim vẫn không thể nguôi ngoai nỗi mất mát về giá trị.
"Chồng thăng tiến tới tấp, con cái lớn lên từng ngày, chỉ có tôi vẫn ở nguyên một chỗ", cô nói.
Một công việc ổn định dù là bán thời gian hay toàn thời gian, đều làm tăng sự hài lòng và ý thức về giá trị bản thân của người mẹ hơn ở nhà làm nội trợ. Ảnh minh hoạ
Những người như Kim hiểu rằng trong thời đại ngày nay, nếu ngừng học hỏi, ngừng công việc vài năm thôi, đã có thể tụt hậu tới mức không ngờ tới.
Có nhiều phụ nữ, ở một giai đoạn nào đó trong cuộc đời sẽ có những việc quan trọng hơn khiến bản thân phải nhượng bộ. "Hy sinh cho gia đình thực sự không phải là thứ các bà mẹ sợ nhất. Mà đó là khi chúng ta không còn là chính mình, không còn cảm giác về giá trị", Kim nói.
Thà ly hôn còn hơn ở nhà nội trợ
Một bài báo đăng trên tờ Huffington Post của tác gỉa Lisa Wade đã viết rằng có tới 80% phụ nữ Mỹ hiện nay, dù thuộc chủng tộc nào hay giai cấp cao thấp thì đều mong muốn có một cuộc hôn nhân bình đẳng mà trong đó cả hai người cùng chia sẻ việc nhà và nuôi dạy con cái.
Tuy nhiên, trên thực tế điều đó rất khó để làm được và các cặp vợ chồng phải thừa nhận rằng, khi có con thì cán cân sẽ buộc phải nghiêng về một phía chứ không thể nào đứng thăng bằng ở giữa được.
Và cũng trong bài báo này, có tới 70% đàn ông nuôi hy vọng thuyết phục phụ nữ hãy ở nhà chăm sóc con cái để họ tập trung vào sự nghiệp và đi kiếm tiền. Nhưng những người phụ nữ của số đàn ông này ngày nay đã từ chối gần hết.
Họ không mong muốn được ở nhà mang tiếng ăn chơi nhưng thực chất ra là còn mệt hơn cả đi làm. Với họ điều đó thật sự kinh khủng khiếp.
Theo Trung tâm Thông tin Sức khỏe Phụ nữ Mỹ, căng thẳng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của phụ nữ theo nhiều cách khác nhau, bao gồm đau đầu, đau bụng và đau lưng. Bị những triệu chứng này kéo dài có thể gây hại cho tình cảm mẹ con.
Hy sinh cho gia đình thực sự không phải là thứ các bà mẹ sợ nhất. Mà đó là khi chúng ta không còn là chính mình, không còn cảm giác về giá trị. Ảnh minh hoạ
Một nghiên cứu khác cho thấy phụ nữ đi làm quản lý căng thẳng hiệu quả hơn những phụ nữ nội trợ vì họ phải đối mặt với nhiều hoàn cảnh ở nơi làm việc khiến họ mạnh mẽ, kiên nhẫn và cảm xúc tốt hơn.
Nhiều người chia sẻ rằng, khi vợ ở nhà quán xuyến việc nhà thì các anh chồng sẽ chỉ việc đi làm về có sẵn cơm ăn. Điều này đương nhiên sẽ khiến các anh lười dọn dẹp, vứt đồ đạc lộn xộn và các chị em sẽ lại là người phải làm việc nhiều hơn gấp bội.
"Mẹ tôi là một trong số nhiều người thuộc mẫu phụ nữ còn sót lại từ những năm 50 của thế kỷ trước. Bà làm mọi việc cho bố tôi. Tôi nhìn thấy điều đó và cảm giác sợ hãi. Tôi không muốn đi vào vết xe đổ đó thêm.
Tôi thà ly hôn chứ nhất định không bao giờ ở nhà. Tôi sẽ thuê người làm việc nhà để tôi được ra ngoài". Đó là tiếng lòng của không chỉ 1 mà rất nhiều người đã được nhà báo Lisa phỏng vấn khi bà đi dọc trên đường phố New York của nước Mỹ.
Với phụ nữ, trở thành một người vợ, người mẹ ắt hẳn có nhiều việc phải làm. Sẽ có sự trả giá nhưng cũng có nhiều thành tựu, có đau đớn nhưng vẫn có niềm hạnh phúc.
Tuy nhiên, đằng sau ý thức hy sinh đó, quan trọng là người mẹ không được từ bỏ chính mình, sẵn sàng quay lại làm việc bất cứ lúc nào. Thời gian sẽ chứng minh, phụ thuộc về kinh tế và quanh quẩn trong xó bếp sẽ là điều sai lầm nhất mà một người vợ lựa chọn.
Nhiều phụ nữ chọn không theo đuổi sự nghiệp vì áp lực xã hội và những định kiến đã ăn sâu. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ ra rằng con cái của các bà mẹ đi làm thường được học hành nhiều hơn, có nhiều khả năng được tuyển dụng hơn, thăng tiến trong sự nghiệp và có thu nhập hàng năm cao hơn. Họ cũng sẽ dành nhiều thời gian để chăm sóc gia đình hơn con của mẹ nội trợ.
Đừng trở thành một "bà nội trợ" chuyên nghiệp trong hôn nhân. Ngay cả khi chúng ta không thể ở đỉnh cao của sự nghiệp, miễn là tiếp tục chạy, ánh sáng vẫn luôn ở phía trước.
Hôn nhân cần một người phụ nữ biết chăm sóc chứ không cần người vợ chỉ biết chăm chỉ. Bởi những người phụ nữ quá chăm chỉ sẽ chẳng còn thời gian chăm sóc hôn nhân.
Nguồn: [Link nguồn]